Để theo dõi tình hình sức khỏe của bé yêu, mẹ bầu hãy ghi nhớ mốc khám thai định kì và thực hiện khám đầy đủ. Khám thai định kì không chỉ bảo vệ sức khỏe cho bé mà còn bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu, ngăn ngừa những bất thường xảy ra. Dưới đây là 10 mốc khám thai định kì chuyên gia y tế khuyên mẹ bầu nên thực hiện:
Khám thai nhi định kì là gì?
Khi que thử thai 2 vạch, mẹ bầu thường vỡ òa trong niềm vui sướng và mong muốn đi khám thai ngay để quan sát bé yêu. Tuy nhiên, khám thai ngay có phải lựa chọn tốt cho thai nhi?
Khi khám thai nhi định kì, các bác sĩ sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để xét nghiệm thai nhi. Tùy từng vào tuần tuổi thai, bác sĩ sẽ dùng phương pháp xét nghiệm phù hợp, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Nhiều thống kê chỉ ra rằng, mẹ bầu tuân thủ lịch khám thai định kỳ có tỷ lệ thai nhi tử vọng thấp hơn 5 lần.
Khám thai nhi lần 1 (sau khi thử thai 2 vạch)
Sau khi có dấu hiệu chậm kinh từ 2-3 tuần, chị em nên thử que thai. Nếu có thai, trong giai đoạn này, mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, uể oải,…
Que thử thai 2 vạch có nghĩa bạn có thai. Để kết quả chính xác nhất, bạn nên đợi một thời gian để đi khám bác sĩ. Với hệ thống máy móc, phòng khám hiện đại, bác sĩ sẽ phát hiện chính xác thai nhi hơn.
Khám thai lần 2 (từ tuần 5 – tuần 8)
Thông thường, việc khám thai lần 2 sẽ diễn ra khi thai nhi có 5 tuần tuổi – 8 tuần tuổi. Ở lần khám thai lần 2, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thăm khám một số chỉ tiêu sau:
Tính chỉ số BMI của cơ thể để đánh giá tình trạng sức khỏe, có thừa cân, béo phì không.
Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ (hCG). Bước xét nghiệm này giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của phôi thai, đảm bảo phôi thai đang phát triển bình thường.
Đo huyết áp biết thai phụ có bị cao huyết áp hay không. Nếu xác định thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, bác sĩ sẽ điều trị phù hợp để không ảnh hưởng đến thai nhi.
Siêu âm thai nhi giúp xác định được vị trí phôi thai, tính tuổi thai, phát hiện được những dấu hiệu bất thường như thai ngoài tử cung.
Tính toán tuổi thai và xác định ngày dự sinh của em bé dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
Thực hiện phương pháp xét nghiệm máu để kiểm tra nguy cơ mắc bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B, bệnh giang mai, HIV/AIDS, yếu tố Rh, nhóm máu,…
Ngoài ra, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ bổ sung khoáng chất và vitamin cần thiết, tư vấn lối sống lành mạnh, khoa học, dặn dò bổ sung thuốc và thực phẩm trong thai kỳ….
Khám thai nhi lần 3 (khoảng tuần 12)
Khi thai nhi sang tuần thứ 12, mẹ bầu nên thực hiện lần khám thai tiếp theo. Trong lần khám thai thứ hai, bác sĩ sẽ kiểm tra BMI, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, đo huyết áp, siêu âm. Những bước xét nghiệm này giúp đánh giá chính xác sức khỏe, tình trạng phát triển của thai nhi.
Ở lần khám thai nhi thứ 3, để kết quả chính xác hơn, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Double test, siêu âm đo độ mờ da gáy, siêu âm kiểm tra dị dạng,… để đánh giá thai nhi có nguy cơ mắc dị tật, bệnh Down hay không.
Nếu thai nhi có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm sinh thiết thai nhau (CVS). Tuy xét nghiệm này giúp đánh giá chính xác tình trạng thai nhi, nhưng có nguy cơ gây sảy thai (tỷ lệ thấp dưới 1%).
Khám thai nhi lần 4 (khoảng tuần 16)
Khi thai nhi khoảng 16 tuần tuổi, mẹ bầu nên thực hiện khám thai nhi lần thứ 3. Bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra thường quy để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu ở lần khám thai thứ 2, mẹ bầu chưa thực hiện phương pháp Double Test, bác sĩ sẽ xét nghiệm phương pháp Triple Test.
Nếu kết hợp phương pháp Double Test và Triple Test, kết quả sẽ tăng độ chính xác cao hơn. Phương pháp Triple Test là xét nghiệm sinh hóa, đánh giá nguy cơ thai nhi có bị mắc hội chứng dị tật bẩm sinh không.
Sử dụng phương pháp này, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng sức khỏe của thai nhi, có bị rối loạn về gen, dị tật ống thần kinh không. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm chọc ối khi thai nhi có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, phương pháp chọc ối sẽ có nguy cơ gây sảy thai nhưng tỉ lệ thấp dưới 1%.
Khám thai nhi lần 5 (khoảng tuần 22)
Đến tuần 22, bác sĩ vẫn tiếp tục thực hiện đầy đủ các bước đánh giá thường quy. Khi khám thai, bác sĩ sẽ đo khoảng cách từ đỉnh tử cung xuống phần xương mu để kiểm tra tim thai, theo dõi sự phát triển thai nhi.
Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm 4D để kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối. Bác sĩ sẽ nghiệm pháp dung nạp glucose để kịp phát hiện đái tháo đường thai kỳ.
Nếu phát hiện ra nguy cơ đái tháo đường, bác sĩ tư vấn thay đổi chế độ ăn, lối sống, thêm insulin…. Đây là mốc quan trọng, mẹ bầu nào cũng cần đi khám ở giai đoạn này.
Khám thai nhi lần 6 (khoảng tuần 26)
Khi khám thai nhi lần 6, bác sĩ sẽ thực hiện khám thường quy như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, khám thai, xét nghiệm nước tiểu… để theo dõi tình hình sức khỏe của thai nhi.
Nếu thai nhi có tình trạng bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện phương pháp xét nghiệm chuyên sâu hơn. Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể yêu cầu tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi đầu tiên.
Khám thai nhi lần 7 (khoảng tuần 28)
Khi thai nhi được 28 tuần tuổi, mẹ bầu nên đi khám thai lần thứ 7. Ở giai đoạn này, bác sĩ vẫn tiếp tục thực hiện đầy đủ bước xét nghiệm thường quy. Ngoài ra, ác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy máu 3 lần để xét nghiệm chính xác nhất. Ở lần khám thai nhi thứ 7, mẹ bầu sẽ được tiêm mũi uốn ván VAT thứ 2.
Khám thai nhi lần 8 (khoảng tuần 32)
Khi đến tuần thai thứ 32, bác sĩ sẽ xét nghiệm để kiểm tra ngôi thai rau ối. Sau đó, mẹ bầu nên kiểm tra ngôi thai rau ối 2 tuần 1 lần để theo dõi sức khỏe thai nhi.
Khám thai nhi lần 9 ( khoảng tuần 36-38)
Bác sĩ sẽ thực hiện đầy đủ các bước xét nghiệm thường quy như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, khám thai…. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần siêu âm theo tần suất 1 tuần 1 lần.
Khám thai nhi lần 10 (khoảng tuần 38-40)
Giai đoạn tuần thai 38-40 là giai đoạn thai phụ sắp bước vào quá trình chuyển dạ. Vì vậy, khoảng tuần 38-40, thai phụ cần đi khám thai mỗi tuần 1 lần. Bác sĩ tiến hành thăm khám thường quy như siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra cổ tử cung để theo dõi thai kỳ.
Bác sĩ đề nghị xét nghiệm đánh giá khung xương chậu để xem thai phụ nên sinh thường hay sinh mổ. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho thai phụ cách nhận biết dấu hiệu sắp sinh để kịp thời nhập viện.
Leave a reply