Theo thống kê thực tế, Việt Nam có khoảng 110.000 trường hợp bị mắc ung thư mới với tỉ lệ tử vong lên tới hơn 73%. Nguyên nhân phần lớn đều do phát hiện ở giai đoạn muộn nên không kịp thời chữa trị. Do đó, nhiều bác sĩ khuyên mọi người nên tầm soát ung thư định kì để phát hiện bệnh sớm nếu có.
Tuy nhiên, do những quan niệm sai lầm phổ biến dưới đây nên người dân chưa hiểu rõ về phương pháp này. Liệu bạn có mắc phải những quan niệm đó?
Xét nghiệm gene chỉ ra bệnh ung thư
Nhiều người nghĩ rằng không phải thực hiện phương pháp tầm soát ung thư mà chỉ cần xét nghiệm gene là đủ. Thực tế, kết quả xét nghiệm gene chỉ đưa ra nguyên nhân gây ung thư di truyền. Bạn sẽ không thể biết được liệu mình có mắc ung thư ở giai đoạn sớm hay không.
Điều đó đồng nghĩa rằng xét nghiệm gene dương tính thì bạn sẽ bị mắc ung thư. Việc xét nghiệm gene dương tính chỉ chứng minh rằng nguy cơ bạn mắc bệnh ung thư sẽ cao hơn người bình thường.
Để giảm nguy cơ, bạn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Bạn cần tầm soát chặt chẽ, thực hiện các biện pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Mỗi loại ung thư sẽ có phương pháp tầm soát ung thư khác nhau. Vì vậy, nếu chỉ xét nghiệm gene không thì không thể biết được bạn có mắc bệnh ung thư hay không.
Xét nghiệm máu có thể tầm soát ung thư
Đây là quan niệm cực kì sai lầm mà nhiều người thường nghĩ. Cũng giống như xét nghiệm gene, xét nghiệm máu không thể tầm soát ung thư. Hầu như không có xét nghiệm máu đơn thuần nào có ý nghĩa trong việc tầm soát ung thư đối với mọi đối tượng.
Thông thường, ung thư ở giai đoạn đầu có bướu còn nhỏ nên không tạo ra đủ lượng máu để có thể phát hiện. Tức là, xét nghiệm máu có thể dễ dàng bỏ sót ung thư, giảm khả năng phát hiện bệnh sớm và kết quả không đáng tin cậy.
Mặt khác, bên cạnh lượng trong máu, ung thư còn có nhiều dấu hiệu sinh học có thể phát hiện dễ dàng bằng phương pháp khác. Nếu chỉ sử dụng xét nghiệm máu, người bệnh sẽ không thể nào phát hiện ra bệnh của mình.
Điều này rất nguy hiểm với bệnh nhân, giảm tỉ lệ chữa trị thành công bệnh ung thư. Phương pháp truy tìm dấu ấn ung thư trong máu chỉ được thực hiện trong bệnh nhân đã được xác nhận bị ung thư. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm có độ chính xác thấp, dễ bị sai lệch, gây hoang mang, lo lắng cho người bệnh.
Không chỉ vậy, một số người cho rằng xét nghiệm dấu ấn ung thư tăng thì sẽ đi làm xét nghiệm khác để xác định. Việc chỉ xét nghiệm dấu ấn ung thư là không đủ và bỏ sót rất nhiều. Làm thêm các xét nghiệm khác để truy tìm ung thư sẽ chỉ gây tốn kém, lo lắng quá mức với người bệnh.
Đối tượng 60 tuổi trở lên mới cần thực hiện tầm soát ung thư
Chủ quan về sức khỏe, một số người không coi trọng việc tầm soát ung thư. Phương pháp tầm soát ung thư là phương pháp tiên tiến, giúp phát hiện ung thư, tăng tỉ lệ thành công hàng ngàn ca mỗi năm.
Trước đây, đối tượng 60-80 tuổi là những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư. Nhưng thực tế, tại Việt Nam, những người 40 tuổi trở lên cũng có nguy cơ cao mắc ung thư.
Do vậy, mỗi người cần thực hiện việc tầm soát ung thư càng sớm càng tốt. Bạn nên tạo thói quen tầm soát ung thư định kỳ 6 tháng, 1 năm, 2 năm… tùy theo sức khỏe, điều kiện, giới tính. Ngoài ra, nếu có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ ung thư, bạn nên đi khám chuyên khoa ngay lập tức dù chưa đến đợt tầm soát ung thư.
Tầm soát ung thư đúng phương pháp giúp phát hiện những dấu hiệu của ung thư giai đoạn rất sớm. Điều đó mang đến cơ hội chữa khỏi bệnh rất cao và ít tốn kém hơn.
Leave a reply