Đối với phụ nữ, buồng trứng có vai trò quan trọng trong chu kì kinh nguyệt, sinh sản và các đặc tính khác. Mỗi tháng, một nang trứng trưởng thành trứng và phóng khỏi buồng trứng – gọi là quá trình rụng trứng. Thông thường, quá trình này khiến chị em bị đau bụng ở phía dưới – vị trí của buồng trứng. Vì vậy, nhiều chị em thường nhầm rằng đau bụng dưới là dấu hiệu kinh nguyệt.

Tuy nhiên, có 5 nguyên nhân khác cũng gây đau tại buồng trứng. Vậy đó là những nguyên nhân nào?

Bệnh viêm nhiễm vùng chậu

Không chỉ rụng trứng, bệnh viêm nhiễm vùng chậu cũng có thể gây ra cơn đau ở buồng trứng. Đây là căn bệnh nhiễm trùng đã lan tới buồng trứng, tử cung hoặc ống dẫn chứng. Vi khuẩn gây ra bệnh này có thể lan truyền qua đường tình dục như bệnh nấm hoặc bệnh lậu. Ngoài ra, nguyên nhân gây mắc bệnh cũng có thể do nhiễm trùng khi đặt vòng tránh thai, sảy thai, phá thai, sinh con,…

Bệnh viêm nhiễm vùng chậu

Khi phát hiện không trong kì kinh nguyệt mà vẫn đau ở buồng trứng, chị em nên đi khám ở cơ sở phòng khám, bệnh viện uy tín gần nhất. Đối với căn bệnh này, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh để điều trị nhiễm trùng tiềm ẩn. Nếu bệnh ở dấu hiệu nhẹ thì bác sĩ sẽ điều trị bằng mũi tiêm đơn. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển biến nặng, bệnh nhân sẽ phải ở bệnh viện để dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Bệnh xoắn buồng trứng

Buồng trứng nối với thành bụng bằng một dây chằng mỏng, trong dây chằng đó bao gồm các mạch máu và dây thần kinh cung cấp cho buồng trứng. Do đó, nếu dây chằng bị xoắn hoặc thắt nút thì sẽ gây nên hiện tượng đau ở buồng trứng. Hiện tượng dây chằng xoắn buồng trứng xảy ra khi u nang làm cho buồng trứng lớn hơn bình thường.

Bệnh xoắn buồng trứng

Hiện tượng xoắn buồng trứng là một cấp cứu y tế, gây đau buồng trứng nghiêm trọng. Nếu không điều trị kịp thời thì buồng trứng có thể bị hoại tử vì thiếu nguồn cung cấp máu. Do đó, nếu cảm thấy đau buồng trứng, chị em nên đi khám, xét nghiệm tại cơ sở phòng khám uy tín gần nhất.

Bệnh lạc nội mạc tử cung

Mô phát triển bất thường chịu tác động của chu kỳ kinh nguyệt nhưng ở ngoài tử cung được gọi là lạc nội mạc tử cung. Loại mô này có thể phát triển ở bất kì vị trí nào trong tiểu khung và bụng, bao gồm buồng trứng. Trong đầu chu kì kinh nguyệt, do nồng độ hormone cao nên các mô phát triển. Khi kì kinh nguyệt bắt đầu, các mô sẽ bong ra như niêm mạc tử cung, gây chảy máu trong gây sẹo và đau bụng nghiêm trọng.

Bệnh lạc nội mạc tử cung

Để điều trị lạc nội mạc tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật dựa trên tình hình bệnh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cách chữa bệnh lạc nội mạc tử cung nhưng bác sĩ có thể kiểm soát bằng thuốc nội tiết, giảm đau và phẫu thuật.

Bệnh u nang buồng trứng

Bệnh u nang buồng trứng là căn bệnh phổ biến, hầu như không gây ra triệu chứng nào. U nang buồng trứng là túi chứa đầy chất lỏng phát triển ở buồng trứng. U nang hầu hết đều lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể phát triển thành ung thư. Nếu u nang quá lớn hoặc bị vỡ sẽ gây ra triệu chứng sau:

Đau bụng, đầy hơi, mau no, khó chịu bụng

Rối loạn kinh nguyệt

Đi tiểu thường xuyên

Đối với u nang buồng trứng nhỏ, bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi thời gian dài xem nó có biến mất không. Có thể bác sĩ kê toa thuốc tránh thai để u nang co lại. Nếu u nang phát triển lớn thì bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật.

Bệnh u nang buồng trứng

Hội chứng tàn dư buồng trứng

Hội chứng này chỉ xảy ra đối với phụ nữ đã cắt bỏ ống dẫn trứng và buồng trứng. Mô buồng trứng sót lại trong khung chậu có thể sản xuất hormone gây đau bụng ở buồng trứng liên tục hoặc chỉ trong một giai đoạn. Bệnh nhân sẽ có thể bị đau khi đi tiểu, đi tiêu hoặc khi quan hệ.

Hội chứng tàn dư buồng trứng

Đối với bệnh này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân dùng thuốc hoặc phương pháp xja trị để tiêu diệt mô buồng trứng còn sót lại. Điều này sẽ làm giảm hormone được sản xuất bởi các mô còn lại.

 

Leave a reply