Bệnh bạch hầu là một trong 9 loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được Bộ Y Tế khuyến cáo giám sát. Không chỉ dễ lây lan, bệnh bạch hầu còn gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.
Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc xuất hiện ở thanh quản, hầu họng, tuyến hạnh nhân, mũi. Ngoài ra, bệnh bạch hầu còn có thể xuất hiện trên kết mạc mắt, bộ phận sinh dục hoặc bề mặt da.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh khiến sản sinh độc tố, ức chế sản sinh tế bào. Do đó, các tế bào chết dần, kết thành giả mạc và dính vào lớp niêm mạc gần nhất. Đặc điểm của các giả mạc là màu trắng xám đục, dày, bám chắc.
Bệnh bạch hầu có khả năng lây lan nhanh từ người bệnh sang người khác chỉ qua đường hô hấp hoặc dùng chung vật dụng. Ngoài ra, chạm vào chất bài tiết của người bị nhiễm cũng khiến bạn bị bệnh bạch cầu.
Bệnh nhân bệnh bạch hầu thường bị sưng, trướng cổ họng, bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống. Thậm chí, ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho thận, tim, hệ thần kinh.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu
Nhiều người chủ quan khi thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể, không đi khám bệnh tổng quát. Sau một thời gian, bệnh bạch hầu phát triển, làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, gây ra các biến chứng khó lường.
Thời gian trung bình ủ bệnh của người là từ 2-5 ngày. Khi chưa có giả mạc ở mũi họng trong giai đoạn đầu, người bệnh dễ bị nhầm với hiện tượng đau họng. Sau một thời gian, người bệnh sẽ cảm thấy khó nuốt, khó thở, rối loạn nhịp tim, thậm chí liệt thần kinh. Hai biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh bạch hầu là viêm dây thần kinh và viêm cơ tim.
Biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra khi bệnh đang toàn phát hoặc chậm vài tuần sau khi khỏi bệnh. Nếu biến chứng viêm cơ tim xuất hiện từ những ngày đầu của bệnh, tỉ lệ bệnh nhân tử vọng rất cao.
Biến chứng viêm dây thần kinh ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh vận động. Nếu bệnh nhân không có những biến chứng khác, bệnh nhân có khả năng hồi phục hoàn toàn. Bệnh nhân có thể bị liệt màn hầu trong tuần thứ 3 của bệnh, liệt cơ hoành, liệt dây thần kinh vận nhãn, cơ chi trong tuần thứ 5. Đặc biệt, liệt cơ hoành có thể gây ra viêm phổi, suy hô hấp nghiêm trọng.
Trong vòng 6-10 ngày, bệnh nhân có thể qua khỏi hoàn toàn hoặc trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp bệnh nhân bệnh bạch hầu bị tử vong vì không được điều trị. Các biến chứng trên cũng làm tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân bạch hầu. Tỉ lệ tử vong trung bình hiện nay khoảng 5-10%.
Phòng bệnh bạch hầu hiệu quả bằng cách tiêm vắc-xin
Bệnh bạch hầu được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng khác nhau. Những triệu chứng của bệnh bạch hầu đều không rõ ràng, dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường.
Một số trường hợp dù nhiễm bệnh 6 tuần nhưng không có bất cứ biểu hiện gì của bệnh bạch hầu. Họ có thể lây nhiễm cho mọi người xung quanh mà không hay biết. Do đó, bệnh bạch hầu hoàn toàn có khả năng bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Vậy làm sao để bảo vệ sức khỏe chính mình?
Câu trả lời là tiêm phòng vắc-xin bệnh bạch hầu. Việc tiêm phòng có thể làm tăng khả năng chống bệnh dịch hiệu quả, giảm nguy cơ nhiễm bệnh mức thấp nhất. Các loại vắc-xin bạch hầu ra đời dành cho nhiều đối tượng với lứa tuổi khác nhau. Thay vì vắc-xin lẻ, vắc-xin bạch hầu thường được tích hợp dưới dạng vắc-xin 3in1, 5in1…
Trẻ sơ sinh từ 6 tuần được bác sĩ khuyến khích tiêm bạch hầu đúng lịch của Bộ Y Tế ban hành để bảo vệ sức khỏe. Những người dưới 65 tuổi nên tiêm phòng mũi nhắc lại.
Trước khi tiêm, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, tình hình sức khỏe của người đi tiêm. Sau đó, bạn sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ phòng bệnh, cách chăm sóc, theo dõi sức khỏe. Để tránh bị sốc phản vệ hoặc suy hô hấp, bạn nên ở lại bệnh viện khoảng 30 phút.
Nếu bạn có thắc mắc gì về bệnh bạch hầu và vắc-xin, hãy liên hệ với Phòng khám đa khoa quốc tế Quang Thanh để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.
Leave a reply