Bệnh đau mắt đỏ là một trong căn bệnh nguy hiểm, có thể lây lan cho người khác. Do đó, thực hiện biện pháp phòng chống bệnh là cách bảo vệ bạn cũng như mọi người xung quanh.
Bệnh đau mắt đỏ có phải là viêm kết mạc không?
Đây là hai tên gọi khác nhau của bệnh đau mắt đỏ. Bệnh đau mắt đỏ do virus nhóm Adeno gây ra. Nhóm virus này có thể tồn tại trên bề mặt đồ dùng trong 35 ngày, lây qua gỉ mắt, nước bọt của người bệnh.
Do đó, người bệnh lây truyền cho người nhà, người thân quen khá dễ dàng. Khi bị bệnh đau mắt đỏ, lớp màng trong suốt trong lòng trắng bị viêm và kết mạc mi. Mắt bị chảy nhiều nước mắt, nhiều gỉ, giảm thị lực, gây khó chịu, đau sưng.
Thời điểm mùa hè là lúc bệnh dễ bùng phát thành ổ dịch nhất. Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh, mỗi người có thể bị bệnh lặp đi lặp lại nhiều lần.
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh đau mắt đỏ
Thông thường, những người bị bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc do virus) xuất hiện những dấu hiệu sau:
– Sốt nhẹ.
– Đau họng, có thể nổi hạch, cảm thấy khó chịu.
– Mắt đỏ, nhiều nước mắt, nóng, ngứa, sợ ánh sáng, nhiều gỉ mắt, thị lực giảm.
– Chán ăn, mệt mỏi, uể oải.
Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ do ba nguyên nhân sau:
– Do virus: đây là nguyên nhân phổ biến gây bệnh với triệu chứng ngứa, chảy nước mắt liên tục, thị lực giảm, khô mắt. Bệnh do virus gây ra rất dễ lây nếu tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
– Do vi khuẩn: Do vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus Influenzae … gây ra những tổn thương nặng nè. Triệu chứng là ghèn vàng, màu vàng xanh nhạt gây dính mi, chảy nước mắt, loét iasc mạc, giảm thị lực.
– Do dị ứng: do những yếu tố như phấn hoa, thuốc, lông, bụi,… khiến mắt sưng tấy. Bệnh có dấu hiệu như ngứa mắt, chảy nhiều nước mặt, viêm mũi, không lây lan.
Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ
Khi có những triệu chứng trên, người bệnh không nên tự ý uống thuốc. Thay vì vậy, người bệnh nên đến khám bác sĩ ngay lập tức để điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý, tuyệt đối không điều trị bằng cách trên mạng, cách truyền miệng, không đắp lá, xông lá, nhỏ sữa mẹ,… Việc điều trị không theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí dẫn đến mù loa, viêm loét giác mạc.
Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ như sau:
– Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất xơ, chất béo, tinh bột, chất đạm, không kiêng khem quá mức. Nên bổ sung thêm vitamin, các loại sinh tố, trái cây để tăng hệ miễn dịch của cơ thể.
– Thường xuyên đeo khẩu trang, tự thực hiện biện pháp cách ly với những người xung quanh.
– Ngủ đủ giấc để mắt có thể thư giãn, nghỉ ngơi.
– Hạn chế sử dụng điện thoại, laptop, TV,…
– Nên đeo kính thường xuyên để tránh gió, khói, bụi dễ gây hại cho mắt.
– Không nên để nước tiếp xúc trực tiếp với mắt.
– Tuyệt đối không dụi mắt, day mắt vì sẽ làm tổn thương giác mạc nặng hơn.
– Dùng thuốc theo đơn đã kê của bác sĩ, không dùng theo bất kì đơn thuốc nào ngoài đơn bác sĩ chỉ định.
– Cần tuân thủ đúng theo loại thuốc, liều lượng bác sĩ kê.
– Tra thuốc đúng giờ, không chạm đầu thuốc vào mắt, tránh tra thuốc ra ngoài mắt.
– Khám lại định kì để bác sĩ kiểm soát tiến triển của bệnh viêm kết mạc. Nếu có triệu chứng bất thường như đau hơn, sưng tấy hơn, chảy máu mắt thì phải đi khám lại ngay hoặc điện thoại bác sĩ để được tư vấn sớm nhất.
Bệnh đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?
Bệnh đau mắt đỏ thường khỏi trong vòng 7-10 ngày nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu phát hiện bệnh trễ thì có thể gây ra mù lòa, loét giác mạc, viêm nặng…
Leave a reply