Theo ước tính của WHO, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra cái chết cho hơn 3 triệu người mỗi năm. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính còn có nhiều biến chứng như mất sức lao động, teo cơ, trầm cảm,…women’s human hair wigs
nflshop
wig sale
adidas running shoes
nfl jerseys
sex toys for men
cheap nike air max
custom jerseys
adidas ultraboost shoes
buffalo bills Jerseys
custom basketball jersey
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là căn bệnh hẹp đường thở. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, khó thở khi gắng sức. Khi mới bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh nhân sẽ ho, khạc đờm nhiều cùng với khó thở, uể oải, mệt mỏi. Những dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với bệnh viêm phổi, viêm họng mạn.
Vì vậy, nhiều người chủ quan không thăm khám để được điều trị sớm nhất. Đây chính là nguyên nhân vì sao có nhiều trường hợp tử vong vì bệnh phổi tắc nghẽn. Thời điểm phát hiện bệnh quá muộn nên các phương pháp điều trị không còn đạt hiệu quả cao.
Phần lớn bệnh nhân đi khám khi ho nhiều hơn, đờm sặc và đẫm màu,… Đây là lúc bệnh đã tiến triển, phổi suy giảm chức năng. Bệnh nhân có thể bị nhiều biến chứng như suy tim, suy hô hấp, tràn khí màng phổi. Ước tính vào năm 2030, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ là một trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào từ trẻ em đến người già. Các tổn thương hoặc tắc nghẽn ở mô phổi sẽ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nguyên nhân tình trạng này là do bạn hít các chất kích thích có hại trong thời gian dài.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính như:
- Hút thuốc lá, hít thuốc lá lâu dài: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Theo thống kê, người hút/hít thuốc lá có nguy cơ 80%-90% mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Khói hóa chất từ môi trường xung quanh: Khói hóa chất thường thấy ở các khu công nghiệp, nhà máy,…
- Bụi bặm, khói thuốc ngoài đường,…
- Ô nhiễm môi trường ngoài trời cũng có thể gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Ô nhiễm không khí trong nhà: đốt nhiên liệu, than, củi,… làm ô nhiễm không khí trong nhà.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch yếu.
Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cao nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong đó, có khoảng 4,2% người trên 40 tuổi mắc bệnh này. Nam giới Việt Nam chiếm khoảng 7,1% còn nữ giới là 1,9%.
Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể trị dứt điểm hoàn toàn, chỉ có thể giảm nhẹ, đẩy lùi các triệu chứng. Các phương pháp điều trị giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, giúp người bệnh chung sống hòa bình cùng bệnh.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh cần lưu ý hai điều quan trọng sau:
Cần thăm khám sớm để điều trị kịp thời
Việc phát hiện sớm và quản lý các triệu chứng sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị cũng như cải thiện sức khỏe sau này. Những người từng hoặc đang thường xuyên hút thuốc là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nếu bạn từng hút thuốc và thường xuyên khó thở, ho nhiều lần thì bạn nên đến phòng khám uy tín để được bác sĩ khám, chẩn đoán chính xác nhất.
Tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Bệnh phổi tắc nghẽn là bệnh mạn tính. Vì vậy, bệnh nhân cần thăm khám đều đặn để được bác sĩ theo dõi, đánh giá. Bệnh nhân phải dùng thuốc suốt đời dù không còn bị khó thở, ho khan. Vì các thuốc chỉ làm chậm quá trình phát triển của bệnh, giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện khó thở, ngăn ngừa biến chứng,… của bệnh.
Leave a reply