Tỉ lệ người mắc bệnh sỏi thận tại Việt Nam ngày càng cao. Liệu bệnh sỏi thận có nguy hiểm đến sức khỏe không?
Bệnh sỏi thận là bệnh lý đường tiết liệu có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào, thậm chí ở trẻ em. Sỏi là khối tinh thể rắn tạo thành từ muối và chất khoáng trong thận.women’s human hair wigs
nflshop
wig sale
adidas running shoes
nfl jerseys
sex toys for men
cheap nike air max
custom jerseys
adidas ultraboost shoes
buffalo bills Jerseys
custom basketball jersey
Sỏi nhỏ sẽ được bài tiết ra ngoài và không gây đau đớn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn khó chịu khi sỏi có kích thước lớn, gây tổn thương đường tiết niệu. Bệnh sỏi thận là bệnh lý phổ biến ở các quốc gia vùng nhiệt đới như Việt Nam. Đặc biệt, bệnh này có nguy cơ tái phát cao ở những người đã từng mắc trước đó.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận
Người bị sỏi thận thường bị đau lưng, tiểu rắt, tiểu buốt, người khó chịu, mệt mỏi. Cụ thể như sau:
- Sỏi lớn di chuyển làm tổn thương đường tiết niệu nên bệnh nhân cảm thấy cơn đau từ lưng lan xuống vùng bụng dưới, vùng chậu.
- Bệnh nhân cảm thấy đau buốt khi đi tiểu do sỏi thận.
- Bệnh nhân có thể tiểu ra máu hoặc nước tiểu màu bất thường.
- Bệnh nhân bị tiểu són, tiểu dắt hoặc đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít.
- Bệnh nhân bị buồn nôn, khó chịu.
- Bệnh nhân bị sốt, ớn lạnh do sỏi thận gây tắc nước tiểu.
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sỏi thận không hề gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Tùy vào kích thước và vị trí của viên sỏi, người bệnh chỉ cần uống thuốc giảm đau hoặc uống nhiều nước để tống sỏi ra bên ngoài.
Tuy nhiên, khi sỏi có kích thước quá lớn hoặc bị kẹt, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc có một số biến chứng khác. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần phẫu thuật và điều trị kịp thời để loại bỏ sỏi khỏi cơ thể.
Một số biến chứng nguy hiểm do bệnh sỏi thận như sau:
Tắc nghẽn đường tiết niệu
Sỏi thận không cố định ở vị trí mà thường di chuyển theo dòng chảy của nước tiểu. Nước tiểu sẽ bị ứ đọng tại thận và các vị trí khác dẫn đến tình trạng ứ nước, giãn đài thận, bể thận,… Bệnh nhân sẽ cảm thấy những cơn đau quặn thận dữ dội kèm với tiểu rắt hay bí tiểu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Tình trạng sỏi thận tồn tại lâu ngày trong cơ thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi. Chúng có thể gây nhiễm trùng thận, lây lan sang nhiều vị trí khác. Viên sỏi có kích thước lớn và cạnh sắc nhọn cọ xát vào niêm mạc gây tổn thương thận, niệu quản, gây xơ thận, teo thận,…
Suy thận cấp tính mạn tính
Thận bị ứ nước ở mức độ nặng (độ 2, độ 3) kèm theo nhiễm trùng, hủy hoại các nhu mô thận. Điều này làm suy giảm chức năng thận, chỉ số lọc cầu thận dưới 10ml/phút. Bệnh nhân cần lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận mới có thể duy trì sự sống.
Vỡ thận
Vỡ thận là biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi thận, có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Tình trạng ứ nước kéo dài kèm sưng viêm làm tăng áp lực thận, gây vỡ thận. Trong trường hợp này người bệnh cần mổ ngay lập tức.
Khi nào bệnh nhân sỏi thận cần phẫu thuật?
Thực tế, không phải trường hợp nào bị sỏi thận cũng cần phẫu thuật để loại bỏ sỏi. Bệnh nhân cần tán/mổ sỏi thận trong những trường hợp sau:
- Sỏi có kích thước lớn hơn 20mm, không thể can thiệp bằng điều trị nội khoa hay đào thải bằng nước tiểu.
- Sỏi gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn, viêm đường tiết niệu, thận ứ nước.
- Sỏi gây đau đớn dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe hàng ngày.