Bệnh tay-chân-miệng là một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Bệnh tay-chân-miệng làm trẻ cảm thấy khó chịu, phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến thành nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Bệnh tay-chân-miệng có nguy hiểm không?
Bệnh tay-chân-miệng là bệnh lý do nhiều loại virus khác nhau với triệu chứng sốt, đau họng, nổi ban có bọng nước. Bệnh tay-chân-miệng thường không nghiêm trọng và sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu không điều trị, bệnh có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh tay-chân-miệng là viêm màng não, bại liệt hay thậm chí tử vong.
Bệnh tay-chân-miệng thường xuất hiện ở những trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh vẫn có thể xuất hiện ở trẻ lớn và người lớn.
Nguyên nhân gây bệnh tay-chân-miệng?
Siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 chính là hai yếu tố chính gây ra bệnh tay-chân-miệng. Trẻ có thể bị lây bệnh qua tiếp xúc chất dịch tiết từ miệng, mũi, nước bọt hay phân,… của người bị bệnh.
Do đó, ba mẹ cần lưu ý cho bé hạn chế tiếp xúc gần với người bị bệnh tay-chân-miệng. Ngoài ra, những nơi kém vệ sinh cũng ẩn chứa nhiều virus nguy hiểm và cũng có thể gây nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, vệ sinh cơ thể không sạch sẽ tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi trẻ dưới 5 tuổi có sức đề kháng vẫn còn kém. Còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể khiến bé nhiễm bệnh.Vì vậy, ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi bé có những triệu chứng bất thường.
Triệu chứng bệnh tay-chân-miệng
Khi bé bị bệnh tay-chân-miệng thì các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 1 tuần như sau:
- Sốt cao
- Bị đau họng, khó chịu
- Biếng ăn
- Thường xuyên bị đau đầu
- Các nốt phát ban xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, mặt.
- Các vết lở loét xuất hiện trong họng, lưỡi, nướu và ở má khi bắt đầu sốt.
Những triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng bệnh lý thông thường khác nên ba mẹ thường hay nhầm lẫn. Khi có một trong những dấu hiệu trên, ba mẹ cần quan sát bé và đưa bé đi khám kịp thời tránh dẫn đến bệnh biến chứng nguy hiểm.
Cách phòng tránh bệnh tay-chân-miệng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, ba mẹ cần thực hiện những điều sau để bé luôn khỏe mạnh, tránh bệnh tay-chân-miệng.
– Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ, đặc biệt sau khi thay tã lót cho bé.
– Quần áo bẩn cần giặt sạch sẽ.
– Nếu có những triệu chứng của bệnh thì ngay lập tức gọi bác sĩ. Trong vòng 2 tuần mà bệnh không có dấu hiệu phục hồi thì nên đưa bé vào bệnh viện.
– Khi trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng, ba mẹ cần cách ly con khỏi các bé khác. Điều này giúp hạn chế tối đa nguy cơ lây lan cộng đồng, bảo vệ sức khỏe của các bé.
– Khi sốt, ba mẹ cần dùng acetaminophen hoặc miếng bọt biển nhúng nước ấm để tắm cho bé. Việc này hạn chế tối đa tổn thương da của bé.
– Tuyệt đối không sử dụng aspirin để hạ sốt cho bé mà không có chỉ định của bác sĩ.
– Ba mẹ nên đun sôi núm vú bình và dụng cụ ăn uống của bé sau khi sử dụng.
– Ba mẹ nên dùng nước muối để súc miệng cho bé.
– Bé còn được nghỉ ngơi đầy đủ cho đến khi hết sốt.
– Gọi bác sĩ nếu bé bị sốt cao bất thường, gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.
Bệnh tay-chân-miệng thường không nguy hiểm nếu ba mẹ thực hiện đúng biện pháp điều trị như chỉ định của bác sĩ. Bạn nên cho bé nghỉ ngơi ở nhà và thường xuyên vệ sinh đồ đạc xung quanh. Lưu ý tránh cho bé tiếp xúc nơi đông người để hạn chế lây nhiễm bệnh. Nếu có bất cứ thắc mắc thêm, hãy liên hệ phòng khám Quang Thanh để được bác sĩ tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
Leave a reply