Bệnh tiêu chảy là bệnh lý có thể gặp ở bất kì độ tuổi, giới tính nào. Bệnh tiêu chảy thường không nguy hiểm khi chỉ kéo dài vài ngày. Nhưng nếu thời gian càng lâu thì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Tiêu chảy kéo dài là gì?
Bệnh tiêu chảy nói chung là tình trạng đi ngoài phân lỏng, đau vùng bụng. Đối với trường hợp nhẹ, bệnh nhân đi ngoài nhiều lần trong ngày và chỉ kéo dài tình trạng từ 1-2 ngày.
Tiêu chảy kéo dài là khi bệnh kéo dài trên 14 ngày, chia thành 3 loại:
– Tiêu chảy cấp: thường kéo dài lên đến 2-3 tuần.
– Tiêu chảy mãn tính: thời gian bệnh kéo dài lâu hơn.
Tình trạng bệnh có thể kéo dài và lặp đi lặp lại liên tục, không thể chữa bằng các phương pháp thông thường. Người bệnh phải đi khám và uống thuốc, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy kéo dài
Bệnh tiêu chảy kéo dài xuất hiện do những nguyên nhân sau:
Hội chứng ruột kích thích
Những người bị hội chứng ruột kích thích thường bị tiêu chảy kéo dài khi họ lo lắng, hồi hộp, sợ hãi. Ruột và đại tràng của bệnh nhân không có thương tổn.
Tổn thương đại tràng
Nếu do tổn thương đại tràng thì bệnh nhân sẽ được chuẩn đoán viêm đại tràng mạn. Bệnh nhân mắc viêm đại tràng mạn vì chế độ ăn uống có vấn đề hoặc người bệnh bị ký sinh trùng, nhiễm khuẩn. Ngoài ra, các loại vi khuẩn Shigella, Samonella, giun kim, giun đũa cũng là nguyên nhân gây viêm đại tràng mạn và tiêu chảy kéo dài.
Chế độ ăn uống không đảm bảo
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng là yếu tố khiến bệnh tiêu chảy kéo dài. Ăn thức ăn mất vệ sinh, ôi thiu hoặc chế độ ăn thất thường sẽ dễ kích thích niêm mạc ruột.
Quá trình điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài như thế nào?
Bệnh tiêu chảy kéo dài gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng, suy dinh dưỡng và nhiễm trùng. Điều này rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không đi điều trị kịp thời.
Do đó, khi bị tiêu chảy kéo dài, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách. Quá trình điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài sẽ chia thành 2 giai đoạn sau:
Điều trị ban đầu: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh nhân, bù nước theo phác đồ B, C và bù dịch bằng ORS. Nếu tình trạng bệnh diễn ra nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ điều trị phức tạp hơn.
Điều trị đặc hiệu: điều trị nhiễm trùng, soi phân để phân tích nguyên nhân và dùng thuốc chuyên biệt để điều trị. Nếu tình trạng tiêu chảy do viêm đại tràng mãn tính, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh đường ruột, bổ sung vitamin, khoáng chất, theo dõi bệnh nhân hàng ngày…
Làm sao để phòng bệnh tiêu chảy kéo dài?
Bệnh tiêu chảy kéo dài nhiều ngày gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, để phòng tránh bệnh, bạn cần thực hiện những điều sau:
– Thiết lập chế độ ăn uống hợp lí, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Bạn cần tránh ăn thức ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, kiểm tra thực phẩm trước khi ăn. Ngoài ra, bạn cần tránh không ăn nhiều thức ăn lên men chua, ngâm ủ lâu ngày không tốt cho cơ thể.
– Đối với bé sơ sinh, ba mẹ cần cho trẻ bú sữa và tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm phòng của Bộ Y Tế. Ba mẹ cũng cần đảm bảo vệ sinh ăn uống cho bé. Nếu bé có dấu hiệu tiêu chảy, cần đưa bé đến bệnh viện khám sớm nhất.
– Khi có người mắc bệnh tiêu chảy cấp, địa phương cần có biện pháp xử lí gấp để tránh truyền nhiễm bệnh.
Leave a reply