Bệnh tim không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, nhiều ba mẹ cảm thấy lo sợ con mình có nguy cơ mắc bệnh tim khi một trong hai ba mẹ bị bệnh tim.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em? Liệu bệnh tim bẩm sinh có phải di truyền từ ba mẹ không?
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là gì?
Bệnh tim bẩm sinh trẻ em là dị tật của tim và các mạch máu lớn xuất hiện từ thời kì bào thai. Các dị tật này vẫn còn tồn tại sau khi sinh. Một số bệnh tim phổ biến thường gặp là thông liên thất, thông liên nhĩ, hẹp động mạch chủ, tứ chứng Fallot,…
Bệnh tim bẩm sinh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của bé. Dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là:
- Ho khan, khò khè thường xuyên.
- Thở nhanh, lõm ngực, khó thở.
- Phổi nhiễm trùng tái đi tái lại, chậm phát triển.
- Bú kém, ăn kém, dễ bị mệt, sức khỏe yếu hơn trẻ bình thường.
- Bị mắc một số dị tật bẩm sinh khác.
- Tim đập bất thường, âm thổi…
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ có phải do di truyền từ ba mẹ?
Hiện nay, theo thống kê, khoảng 100 đứa trẻ được sinh ra thì có đến 8 trẻ có nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh. Nhiều người cho rằng bệnh tim bẩm sinh do di truyền từ cơ thể mẹ. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn đúng như vậy.
Yếu tố di truyền chỉ chiếm lượng phần trăm rất ít trong số những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Yếu tố di truyền sẽ góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nhưng điều đó không đồng nghĩa rằng ba mẹ mắc bệnh tim thì con sẽ mắc bệnh tim 100%.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh ở trẻ như:
- Rối loạn nhiễm sắc thể.
- Do những tác nhân vật lý như tia phóng xạ, hóa chất, độc chất, thuốc chống co giật, nội tiết tố thay đổi, thuốc an thần,…
- Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do người mẹ bị nhiễm siêu vi trùng trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu: quai bị, Coxsackie B, Rubella, Herpes, Cytomegalovirus,..
- Rối loạn chuyển hóa, bệnh toàn thân như Lupus đỏ, tiểu đường, Phénylkétonurie,…
Trong một số trường hợp, một số bệnh tim có thể có tính chất gia đình. Cụ thể là bệnh cơ tim phì đại, bệnh mạch vành, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim,… Nếu ông bà hoặc ba mẹ mắc những bệnh lý này thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần bình thường.
Cách phòng tránh bệnh tim mạch bẩm sinh ở trẻ em
Nếu không được khám và điều trị sớm, bệnh tim mạch bẩm sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Thậm chí, bệnh tim mạch còn gây ra nhiều biến chứng, có nguy cơ gây tử vong cho bé.
Do vậy, bác sĩ thường khuyên các mẹ bầu nên đi siêu âm tim thai để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh. Với công nghệ y học tiến bộ, hiện đại, kỹ thuật siêu âm có thể phát hiện được phần lớn các dấu hiệu bệnh tim ngay từ khi thai nhi chỉ có vài tháng tuổi.
Khi trẻ đã lớn, các dấu hiệu của bệnh tim vẫn rất rõ ràng. Vì vậy, ba mẹ nên đưa bé đi siêu âm, khám định kì để phát hiện và điều trị kịp thời.
Đặc biệt, ba mẹ cần lưu ý theo dõi bé thường xuyên nếu:
- Bố hoặc mẹ mắc bệnh di truyền liên quan đến lupus đỏ, tim bẩm sinh, tiểu đường…
- Mẹ tiếp xúc với độc chất, hóa học, tác nhân vật lý, thuốc an thần, bị nhiễm trùng,…
- Mẹ từng tiêm vắc xin ngừa rubella, sởi trước khi mang thai.
Để có thể chuẩn đoán chính xác nhất, ba mẹ nên đưa bé đến phòng khám Quốc tế Quang Thanh khám. Với hệ thống trang thiết bị tiên tiến, đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm, Phòng khám Quốc tế Quang Thanh tự tin có thể mang đến dịch vụ siêu âm bệnh tim với chất lượng hàng đầu tại Hải Phòng.
Leave a reply