Thời tiết ẩm nồm là thời điểm thuận lợi để các virus gây bệnh thuận lợi sinh sôi và tấn công cơ thể con người. Nếu không có các phương pháp phòng bệnh đúng cách bạn sẽ rất dễ mắc phải những căn bệnh khó chịu và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Phòng khám Quang Thanh sẽ đưa ra 5 căn bệnh thường gặp và cách phòng tránh chúng trong thời tiết ẩm nồm này.
Các bệnh thường gặp trong thời tiết ẩm nồm
Bệnh về đường hô hấp
Thời tiết ẩm nồm tạo điều kiện thuận lợi để phát sinh những virus, vi khuẩn có hại tấn công đường hô hấp. Đây cũng là thời điểm dễ bùng phát các dịch bệnh liên quan đến virus, như bệnh viêm phổi lạ do virus corona gây ra.
Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi và hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Độ ẩm cao khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, bởi vậy trong thời điểm này hệ hô hấp của con người rất dễ bị virus gây hại tấn công. Thời tiết ẩm khiến chúng ta rất dễ mắc các bệnh như cảm cúm và các bệnh về tai mũi họng.
Đối với những bệnh nhân bị viêm mũi, nguy cơ mắc các bệnh như viêm họng, viêm phổi và viêm phế quản là rất cao. Nguyên nhân là do thở bằng đường miệng khiến khoang họng không được làm ấm và giúp các virus tấn công vào đường hô hấp qua đường họng dễ dàng hơn.
Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, dịch bệnh corona vẫn đang bùng phát. Cần hạn chế ra ngoài đường trong thời tiết ẩm nồm để phòng tránh lây lan dịch bệnh.
Bệnh sởi
Bệnh sởi là một căn bệnh phổ biến trong điều kiện thời tiết nồm ẩm như hiện tại. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm rất dễ gây dịch. Chúng lây lan qua đường không khí do virus sởi gây nên. Đặc biệt, loại virus này rất nhẹ, chúng có thể bay lơ lửng trong không khí bởi vậy khả năng lây nhiễm ở chúng là rất cao.
Bệnh sởi trung bình có thời gian ủ bệnh là 10 ngày. Người mắc bệnh sởi thường có triệu chứng là sốt, ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc và phát ban. Bệnh này không quá nguy hiểm do đã có vacxin phòng tránh. Tuy nhiên, nếu để bệnh diễn biến nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy,…
Để phòng tránh bệnh sởi, cách tốt nhất là tiêm vacxin phòng tránh cho trẻ từ 9 đến 24 tháng tuổi. Ngoài ra nên tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh, nếu tiếp xúc phải luôn đeo khẩu trang.
Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus thủy đậu có tên varicella virus gây nên. Loại virus này là tác nhân chính gây nên bện thủy đậu và bệnh zona ở người lớn.
Cũng giống như bệnh sởi, bệnh thủy đậu cũng có tính lây nhiễm cao. Đặc biệt là đối với trẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu. Bệnh thủy đậu xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, nhất là trong điều kiện thời tiết nồm ẩm như hiện nay. Bệnh này lây nhiễm qua đường nước bọt như hắt hơi, ho, nói chuyện,…và qua những đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phòng.
Biểu hiện rõ ràng nhất của thủy đậu chính là xuất hiện những mụn nước phồng rộp trên khắp cơ thể. Ngoài ra còn kèm theo những triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi.
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh thủy đậu chính là tiêm vacxin phòng tránh. Nếu gia đình có trẻ nhỏ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để tiêm theo đúng liều lượng quy định.
Bệnh dị ứng
Dị ứng thời tiết là một căn bệnh có khá nhiều người mắc phải trong thời điểm giao mùa, đặc biệt là trong thời tiết ẩm ướt.
Nguyên nhân gây ra căn bệnh dị ứng thời tiết là do thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi. Đối với những người có làn da nhạy cảm thì đây là một căn bệnh rất dễ mắc phải. Da trở nên quá ẩm ướt hoặc khô ráp đều là do những biến đổi trong cơ thể, khiến cơ thể bị phản ứng bằng các tình trạng như nổi mẩn, mề đay, phù ngứa,…
Dị ứng thời tiết có nhiều biểu hiện khác nhau. Đa phần sẽ có những biểu hiện chung như: mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi mề đay, xung huyết… Nếu diễn biến nặng có thể dẫn đến các tình trạng như viêm long đường hô hấp, sổ mũi, ho khan, đau đầu, mệt mỏi.
Đây là căn bệnh không có tính lây nhiễm. Cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này là luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ và giữ ấm cơ thể.
Các cách phòng tránh bệnh trong thời tiết ẩm
Theo các chuyên gia Y tế khuyến cáo, để phòng tránh những căn bệnh trong thời tiết ẩm nồm, mọi người cần áp dụng những cách sau đây:
- Đối với các bệnh liên quan đến đường hô hấp, cần hạn chế tiếp xúc với nhiều người. Luôn đeo khẩu trang khi ra đường
- Đối với các bệnh như sởi và thủy đậu, bắt buộc phải tiêm vacxin phòng tránh, đặc biệt là đối với trẻ em
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn sau khi tiếp xúc với những nơi công cộng
- Tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ cao mắc bệnh hoặc đã mắc bệnh
- Tránh tiếp xúc với động vật hoang dã
- Ăn chín uống sôi, không nên ăn những thực phẩm tươi sống hoặc những thực phẩm từ những động vật hoang dã
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn để có nhiều dưỡng chất và vitamin giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Hạn chế đến những nơi đông người để tránh lây lan dịch bệnh