Phương pháp điều trị bằng châm cứu xuất hiện từ lâu. Châm cứu có thể điều trị được nhiều loại bệnh khác nhau, thậm chí là bệnh viêm khớp.
Nhiều người vẫn ngần ngại lo lắng sợ châm cứu gây đau đớn. Vậy sự thật có phải như vậy?
Châm cứu có đau không?
Phương pháp châm cứu là sử dụng kim châm cứu để tác động vào các huyệt đạo, kích thích năng lượng lưu thông. Phương pháp châm cứu giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết và điều trị tận gốc bệnh.
Nhiều người cho rằng châm cứu rất đau vì phương pháp này dùng kim đâm vào người. Tuy nhiên, chiếc kim châm cứu không giống với kim tiêm hay kim may vá thông thường.
Kim châm cứu mỏng và mềm dẻo, có thể mỏng như sợi tóc. Vì vậy, khi châm cứu, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn, khó chịu. Nếu bị ám ảnh về kim, người bệnh nên nói với bác sĩ.
Bởi vì tâm lí căng thẳng, lo lắng khiến các cơ co thắt làm người bệnh đau đớn hơn. Ngoài ra, căng thẳng khi châm cứu cũng gây ra tai biến.
Châm cứu có chữa được viêm khớp không?
Ngày nay, phương pháp châm cứu được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh viêm khớp an toàn, hiệu quả. Tuy nền y học phương Tây có nhiều thành tựu, phát triển nhưng phương pháp Tây Y không thể điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp.
Các phương pháp Tây Y chỉ có thể điều trị tạm thời, bệnh nhân có thể bị tái đi tái lại nhiều lần. Qua nhiều kết quả nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, tổ chức Y tế thế giới công nhận châm cứu có thể điều trị dứt điểm viêm khớp an toàn.
Châm cứu chữa viêm khớp như thế nào?
Người cao tuổi có nguy cơ cao bị những bệnh xương khớp như bệnh viêm khớp. Triệu chứng của bệnh là đau đớn, vận động khó khăn, khớp bị sưng, đỏ, đau nhức cơ, chằng,…
Phương pháp châm cứu giúp giảm đau nhức hiệu quả và điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp. Dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ xác định thể bệnh và những huyệt đạo cần châm cứu. Sau đó, bác sĩ lựa chọn kĩ thuật châm cứu phù hợp.
Bác sĩ sẽ đưa phác đồ châm cứu chữa viêm khớp vào các huyệt đạo như sau:
- Đối với chữa đau vai gáy, bác sĩ sẽ tác động vào huyệt Phong môn, Khúc trì, Hợp cốc, Thiên tông, A thị huyệt,….
- Đối với chữa đau thần kinh tọa, bác sĩ sẽ tác động vào huyệt Trường du, Ủy trung, Trật biên, Thừa sơn,…
- Đối với chữa đau lưng, bác sĩ sẽ tác động vào huyệt Thận du, Hoàn khiêu, Yêu Dương Quan, Ủy trung,…
- Đối với chữa viêm khớp gối, bác sĩ sẽ tác động vào huyệt Độc ty, Huyết hải, Âm lăng tuyền, Tuyệt cốt,…
- Đối với chữa viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ tác động vào huyệt Kiên trung, Khúc trì, Bát tà, Huyền chung, Độc ty, Á Môn,…. tùy vào từng vị trí khớp bị thương tổn.
- Đối với châm cứu thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ tác động vào huyệt Giáp tích, Cách du, Thận du, Đại trường du,…
Các bước chữa viêm khớp bằng châm cứu
Phương pháp châm cứu chữa viêm khớp gồm những bước sau:
Bước 1: Bác sĩ tiến thành thăm khám, khai thác triệu chứng lâm sàng, tiền sử mắc bệnh, chỉ định người bệnh thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh,….
Bước 2: Người bệnh được bác sĩ tư vấn về phác đồ điều trị, liệu trình châm cứu phù hợp.
Bước 3: Bác sĩ thực hiện châm cứu cho bệnh nhân. Bệnh nhân được hướng dẫn nằm, ngồi đúng tư thế để thuận lợi châm cứu. Sau khi xác định huyệt đạo, bác sĩ sát trùng vùng da quanh huyệt đạo, châm kim và sử dụng máy điện châm kích thích huyệt đạo.
Bước 4: Bác sĩ rút kim khỏi huyệt đạo và sát khuẩn cho da vùng huyệt đạo vừa châm. Người bệnh nghỉ ngơi và được theo dõi phản ứng sau châm cứu. Bác sĩ hẹn lịch buổi châm cứu tiếp theo.
Leave a reply