Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thường bị chàm sữa. Bệnh chàm sữa có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu ba mẹ không chăm sóc, điều trị đúng cách.
Bệnh chàm sữa là tình trạng da bị viêm mạn tính, dễ tái phát, thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Nếu người thân trong gia đình có cơ địa dị ứng, trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh chàm sữa. Trẻ nên được điều trị, chăm sóc đúng cách để tránh bị bội nhiễm, tái phát.
Bệnh chàm sữa ở trẻ em là gì?
Bệnh chàm sữa là một dạng của chàm thể tạng, xuất hiện khi bé khoảng 2 tháng tuổi. Bệnh chàm sữa là tình trạng viêm da mãn tính, không lây nhiễm với người xung quanh.
Trẻ mắc bệnh chàm sữa hầu hết đều do yếu tố gen di truyền hoặc do cơ địa dị ứng. Bệnh chàm sữa dễ tái phát nhiều lần cho đến khi bé 2 tuổi. Tuy nhiên, những tổn thương do bệnh chàm sữa ở hai bên má vẫn còn, khó thể xóa bỏ.
Bệnh chàm sữa được chia thành 3 cấp độ khác nhau:
- Bệnh chàm sữa cấp tính: Vùng da tổn thương xuất hiện mụn nước màu hồng, chứa dịch bên trong, gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Bệnh chàm sữa mãn tính: Vùng da bị tổn thương thành từng mảng, khô rát, dày, tróc vảy, khiến sắc tố da thay đổi.
- Bệnh chàm sữa bán tính: Da bị tổn thương ở mức độ trung gian giữa cấp tính và mãn tính.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm sữa ở trẻ
Dấu hiệu bệnh chàm sữa ở trẻ khá dễ nhận biết, nổi bật. Ba mẹ cần theo dõi, đưa bé đi khám khi bé có những dấu hiệu sau:
Trẻ có những nốt mẩn đỏ, thành mụn nước li ti, màu đỏ hồng, gây nứt da, khó chịu. Đầu tiên những nốt mẩn đỏ xuất hiện ở trên mặt rồi lan ra tay chân, toàn thân,…
Nếu không điều trị đúng cách, phần vùng da bị tổn thương bị đóng vẩy, sau đó bong tróc. Vì vậy, khi chạm vào vùng da đó, ba mẹ cảm thấy thô ráp, da khô, căng. Vùng cổ, mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân,… thường xuất hiện mảng da khô, mẩn đỏ.
Do bị tổn thương da, gây khó chịu nên trẻ thường khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, trẻ có thể bị thêm bệnh viêm mũi, bệnh hen suyễn.
Vùng da tổn thương khiến trẻ gãi liên tục, làm vỡ mụn nước, gây chảy máu. Vì vậy, nếu ba mẹ không chăm sóc đúng cách, da bé có thể bị nhiễm khuẩn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Cách xử trí khi trẻ bị bệnh chàm sữa
Bệnh chàm sữa ở trẻ dễ bị tái phát nhiều lần do dị ứng khi thời tiết thay đổi, dị ứng với đồ ăn,… Vì vậy, việc điều trị dứt điểm bệnh chàm sữa ở trẻ rất khó khăn.
Mục đích của việc điều trị chỉ nhằm để bình thường hóa làn da và kéo dài thêm thời gian lành bệnh, hạn chế bệnh tái phát. Trẻ đang bị bệnh chàm sữa cấp tính cần hạn chế, không tiếp xúc với những nguồn gây dị ứng.
Đối với trẻ bị chàm sữa, ba mẹ cần chăm sóc da bé cẩn thận, sử dụng một số sản phẩm đặc biệt để cải thiện da của bé. Trước khi sử dụng sản phẩm nào, ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi vì trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm kém chất lượng, có thể khiến tình trạng da bé thêm nặng, nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
Ba mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Đặc biệt, ba mẹ không nên làm theo các bài thuốc dân gian. Khi ba mẹ đưa bé đi khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán và kê đơn thuốc giúp cải thiện tình trạng da bé. Bé sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, không bị ngứa ngáy, khó chịu.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa
Khi bé bị chàm sữa, da bé bị tổn thương, rất yếu, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, ba mẹ nên lưu ý những điều sau:
Mẹ nên duy trì cho bé bú lâu nhất có thể và cho bé ăn dặm khi trên 6 tháng. Ba mẹ cũng cần tránh những thực phẩm như trứng, hải sản, lạc,… dễ gây dị ứng, khó chịu.
Ba mẹ không cho trẻ tắm lâu với xà phòng, sữa tắm. Sữa tắm của bé cần thuộc loại dịu nhẹ, không chứa paraben. Khi bé bị chàm sữa, ba mẹ nên cho bé tắm nước ẩm để giảm tình trạng ngứa, khó chịu.
Quần áo của bé nên thuộc loại vải mềm, thấm hút tốt, thoải mái, dễ chịu. Da bé luôn cần khô thoáng. Phòng của bé cần được vệ sinh thường xuyên, đặc biệt là phòng ngủ. Hạn chế cho bé tiếp xúc với chó, mèo, dễ gây dị ứng.
Leave a reply