Tuy ống tai bé có thể tự làm sạch ráy tai dư thừa nhưng ba mẹ cũng cần vệ sinh đều đặn để tránh tích tụ nhiều ráy tai. Tuy nhiên, vệ sinh tai trẻ sẽ khác so với vệ sinh tai người lớn.
Ba mẹ cần lưu ý những điều sau:
Ráy tai có gây hại cho trẻ không?
Ráy tai là chất thải dạng sáp được bài tiết từ ống tai. Ráy tai là chất thải sinh học có công dụng:
– Ngăn nước vào tai.
– Ngăn bụi bẩn, dị vật bên ngoài vào tai.
– Giữ độ ẩm cho tai, kháng khuẩn, nấm mốc.
Do đó, ráy tai có vai trò rất quan trọng đối với bảo vệ tai. Tuy nhiên, khi ráy tai quá nhiều, ráy tai bị cứng, vón cục sẽ gây hại cho bé. Ba mẹ khó thể lấy ráy tai ra mà không làm đau tai bé.
Ngoài ra, ráy tai cứng ở sâu trong ống tai khiến việc vệ sinh tai bé rất khó khăn. Nếu để trong thời gian dài, ráy tai cứng, không thể lấy ra dễ dàng như trước. Khác với người lớn, ống tai của trẻ em rất mỏng manh và màng nhĩ ở vị trí khá nông.
Vì vậy, vệ sinh tai trẻ sơ sinh cần hết sức cẩn thận. Dù ráy tai không nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng đến trẻ nếu không vệ sinh thường xuyên.
Vì sao ráy tai tích tụ nhiều trong tai bé?
Hiện tượng tích tụ nhiều ráy tai trong tai bé có thể do một số nguyên nhân khác sau:
Thường xuyên dùng tăm bông
Trong tất cả các dụng cụ vệ sinh tai thì tăm bông là dụng cụ không nên dùng. Các chuyên gia y tế đều khuyến cáo rằng tăm bông có thể đẩ ráy tai vào sâu hơn, gây tắc nghẽn bên trong ống tai.
Đưa dị vật vào trong ống tai
Đưa dị vật vào ống tai bé sẽ khiến tình trạng tai trở nên tệ hơn, đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây khó khăn trong việc vệ sinh sạch tai.
Đưa ngón tay vào ống tai
Đưa ngón tay vào bên trong không làm sạch hết ráy tai mà còn làm ráy tai bị nén chặt lại bên trong. Do đó, bạn không nên dùng ngón tay để vệ sinh tai cho bé. Ngoài ra, bạn cũng cần rèn thói quen không dùng ngón tay chọc vào tai cho bé.
Bài tiết ráy tai dư thừa
Hiện tượng bài tiết ráy tai dư thừa là một hiện tượng ít gặp. Chỉ có khoảng 5% trẻ em trên thế giới mới có tình trạng như này. Việc bài tiết ráy tai dư thừa nhiều gây tích tụ, nút ráy tai nghiêm trọng. Tuy tiết dịch ráy tai là hiện tượng bình thường nhưng nó có thể gây khó khăn đối với trẻ sơ sinh.
Vệ sinh tai an toàn cho trẻ như thế nào?
Ráy tai có thể tự đào thải mà không cần phải lẩy ra. Ba mẹ có thể vệ sinh tai cho bé theo những cách sau:
Thuốc nhỏ tai
Thuốc nhỏ tai làm mềm ráy tai, giúp ráy tai tự bong ra dễ hơn. Số lượng giọt sẽ phụ thuộc vào mức độ tích lũy của ráy tai. Sau khi nhỏ thuốc, ráy tai sẽ tự bong ra mà không cần dùng ngón tay hoặc dùng bông tăm. Cách này đảm bảo an toàn cho bé và tai được vệ sinh sạch sẽ.
Lấy ráy tai thủ công
Khi ráy tai quá cứng, ba mẹ cần đưa bé đến bác sĩ Tai – Mũi – Họng để khám và lấy ráy tai bằng dụng cụ chuyên dụng. Lưu ý, hãy giữ bé chặt vì bé có thể ngọ nguậy, khó chịu.
Nếu ráy tai quá cứng, khó lấy ra ngoài, bác sĩ có thể dùng thêm thuốc gây mê cho bé. Ba mẹ không nên sử dụng bông tăm, dụng cụ khác để ngoáy tai cho bé vì rất nguy hiểm đến màng nhĩ bên trong, gây xước ống tai.
Leave a reply