Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến đột quỵ, đặc biệt đối với người bị huyết áp cao, mỡ máu cao, đái tháo đường.
Tỉ lệ đột quỵ tăng lên trong mùa nóng
Khi đứng ngoài trời nắng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, thậm chí có thể vượt qua ngưỡng cơ thể chịu đựng được. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều sự cố nguy hiểm như say nắng, đau đầu, chóng mặt và đột quỵ tử vong.
Đặc biệt, trong thời điểm mùa nắng nóng đỉnh điểm, số ca bị đột quỵ tăng cao đột biến. Hầu như bệnh nhân đều là người ra ngoài trời nắng lâu hoặc có tiền sử bị cao huyết áp, tim mạch, thiếu máu não… Do đó, trong mùa nóng, bác sĩ khuyến cáo mọi người cần hạn chế ra ngoài lâu, che chắn kĩ trước khi ra ngoài.
Đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ
Hiện nay, đột quỵ có thể xảy ra ở nhiều đối tượng với độ tuổi khác nhau. Do đó, bạn không nên chủ quan về sức khỏe mà ra ngoài trời nắng nóng quá lâu. Theo thống kê chi tiết, những đối tượng sau thường dễ bị đột quỵ:
– Trẻ em dưới 4 tuổi có cơ thể yếu, thích nghi sự tăng nhiệt chậm hơn so với người lớn. Do đó, trẻ em ở độ tuổi này dễ bị đột quỵ nếu ra ngoài nắng lâu.
– Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên.
– Người có tiền sử bệnh phổi, thận, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh tâm thần, rối loạn chuyển hóa….
– Người sống trong khu vực độ thị có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Lý do là vì ban ngày, nhiệt độ ở đô thị tăng cao hơn. Về ban đêm, đường nhựa phả nhiệt ra ngoài làm nhiệt độ hạ xuống chậm hơn so với nông thôn.
Do đó, ở các thành phố lớn, nhiệt độ ngoài trời đều tăng cao, trung bình đều trên 32 độ, thậm chí ở Hà Nội có thể lên đến 42 độ. Do đó, việc hoạt động ngoài trời hoặc ngồi điều hòa và đột ngột ra đường khi nhiệt độ cao dễ dẫn đến sốc nhiệt và đột quỵ.
Phòng chống đột quỵ mùa nắng nóng
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở Việt Nam với trung bình 230.000 ca bệnh/năm. Do đó, trong mùa nắng nóng đỉnh điểm, bạn cần chủ động phòng chống bệnh đột quỵ bằng những cách sau:
– Tránh ra đường vào thời điểm nóng đỉnh điểm như 12 giờ trưa, 1-3 giờ chiều.
– Khi dùng điều hòa, chỉ nên đặt nhiệt độ khoảng 27 độ C, chênh lệch không quá 7 độ C so với nhiệt độ bên ngoài.
– Cần chú ý bổ sung nước thường xuyên, giúp máu lưu thông tốt, tránh máu đông đặc, hình thành huyết khối.
– Khuyến khích uống nước ép trái cây, bổ sung canh rau củ quả, bổ sung vitamin, chất xơ, chất khoáng cần thiết.
– Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, nhẹ nhàng, thấm hút mồ hôi tốt, màu sáng. Quần áo bó chật, không thấm hút mồ hôi sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong mùa nắng nóng.
– Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe cơ thể và bổ sung nước trong quá trình tập.
– Khi ra ngoài đường, nên đeo kính mát để bảo vệ mắt và bôi kem chống nắng chống tia UV. Ngoài ra, bạn cũng nên mặc áo chống nắng để tránh bị ung thư da, viêm da.
– Hạn chế uống rượu bia vì thành phần cafein và cồn sẽ khiến cơ thể mất nước nhanh, tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế những hoạt động ngoài trời vào thời điểm nắng nóng. Các chuyên gia sức khỏe đều khuyên rằng chỉ nên ra ngoài vào sáng sớm hoặc chiều muộn vì khi đó thời tiết dịu mát, thoải mái.
Leave a reply