Hầu hết bé sơ sinh nào cũng bị nôn trớ sau khi bú, đặc biệt trong những tuần sau sinh hoặc khi bé ăn quá no.
Nguyên nhân gây nôn trớ
Nôn trớ là hiện tượng thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản và trào qua miệng. Khi bé ăn no, vặn mình thì bé dễ bị nôn trớ. Thông thường, hiện tượng nôn trớ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Nhưng trong một vài trường hợp, nôn trớ là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh nguy hiểm. Vì vậy, ba mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng bé sau khi nôn trớ, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì cần đưa bé đi bệnh viện sớm.
Đối với nôn trớ sinh lý
Nôn trớ sinh lý không gây hại đến sức khỏe của bé. Bé bị nôn trớ sinh lý chủ yếu do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cơ thắt tâm vị còn yếu. Vì vậy, bé ăn no dễ bị hiện tượng nôn trớ.
Ngoài ra, nôn trớ sinh lý cũng có thể xảy ra nếu cách chăm sóc sức khỏe của ba mẹ chưa đúng cách. Ba mẹ cần tránh những điều sau:
– Ép trẻ sơ sinh ăn quá nhiều, bú quá mức.
– Cho trẻ bú không đúng tư thế khiến trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày.
– Cho bé nằm ngay khi ăn no xong.
– Quấn băng rốn hoặc quấn tã quá chặt.
– Mùi vị thức ăn không hợp với bé.
Đối với nôn trớ bệnh lý
Nôn trớ bệnh lý có những dấu hiệu gần giống với nôn trớ sinh lý thông thường. Tuy nhiên, nôn trớ bệnh lý còn đi kèm với nhiều triệu chứng khác như chướng bụng, đau bụng, co giật, nôn ra máu,…
Nôn trớ bệnh lý là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm sau:
– Bệnh đường tiêu hóa: tiêu chảy, chậm nhu động ruột
– Xuất huyết não
– Viêm đường hô hấp
– Viêm màng não mủ
– Sinh dục thượng thận
– Rối loạn thần kinh thực vật
– Bị tắc ruột hoặc xoắn ruột
– Có dị vật đường tiêu hóa
Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của con. Vì vậy, ba mẹ đừng chủ quan khi thấy con có hiện tượng nôn trớ kèm theo dấu hiệu bất thường nhé.
Làm gì để khắc phục trẻ bị nôn trớ sau khi bú?
Để tránh hiện tượng nôn trớ, ba mẹ cần thực hiện những điều sau:
Cho bé bú đúng tư thế
Trong giai đoạn sơ sinh, lượng dịch trong dạ dày của bé còn ít nên mẹ cho bé bú bên trái trước. Khi dạ dày nhiều sữa, mẹ nên cho bé bú phải để nằm nghiêng bên trái, sữa dễ dàng xuống mà không bị trào ngược lại.
Nếu bé quấy khóc, mẹ nên dừng việc bú và dỗ dành bé để bé không bị sặc. Ngoài ra, mẹ cần chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, cách nhau từ 2-4 giờ. Sau khi cho bé bú, mẹ nên bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút. Việc vỗ nhẹ lưng giúp đẩy khong khí từ dạ dày của bé ra ngoài.
Nới lỏng quần áo
Quần áo chật, tã chật khiến dạ dày và thành bụng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng nôn trớ. Vì vậy, để trẻ thoải mái, mẹ nên nới lỏng quần áo, mặc thoải mái càng tốt. Nếu bé bị nôn trớ, mẹ nên nghiêng đầu sang một bên để bé không bị sặc chất nôn.
Sau đó, mẹ làm sạch chất nôn trong miệng, mũi họng của trẻ và cho trẻ uống nước ấm. Cuối cùng, mẹ đánh giá chất nôn và quan sát bé có hiện tượng bất thường hay không.
Không cho bé uống thuốc chống nôn
Cơ thể của trẻ em yếu hơn cơ thể của người lớn. Do đó, các thuốc chống nôn có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống thuốc để đảm bảo sức khỏe của con.
Leave a reply