Hiện tượng chân răng ố vàng khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra, răng ố vàng còn là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến răng miệng.
Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng răng ố vàng là gì? Làm sao để tránh răng bị ố vàng?
Hiện tượng răng bị ố vàng là trường hợp men răng chuyển sang màu vàng, nâu. Nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, hiện tượng này có thể điều trị dứt điểm. Nếu không chữa trị, men răng càng ngày vàng hơn, có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng và một số bệnh răng miệng khác.
Hiện tượng chân răng ố vàng có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:
Do thói quen hút thuốc lá
Nhựa thuốc lá và nicotine có trong thuốc lá sẽ làm răng bị ố vàng, có nhiều vôi răng, mảng bám. Vôi răng, mảng bám làm tổn thương phần nướu lợi, gây ra bệnh viêm lợi, viêm chân răng,… Đây cũng là nguyên nhân khiến người thường xuyên hút thuốc lá bị hôi miệng.
Bên cạnh đó, hắc ín và nhiều chất độc hại khác còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư vòm họng….
Do bẩm sinh và di truyền
Do yếu tố di truyền nên một số người sinh ra đã bị răng ố vàng hoặc cấu tạo men răng không đủ dày nên không che được phần ngà răng. Cấu trúc di truyền là một trong những yếu tố quan trọng quyết định màu sắc của men răng.
Khi bé sinh non hoặc mẹ bầu có sức khỏe yếu, uống nhiều thuốc kháng sinh thì bé có thể mắc bệnh răng miệng. Răng miệng của bé bị yếu hơn bình thường nên bị vàng răng từ khi sinh ra.
Do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh
Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh như Albuterol, Doxycycline, Tetracycline, Histamine,… khiến men răng bị vàng. Khi dùng thuốc kháng sinh, các chất hóa học và loại thuốc kháng sinh sắc tố cao nhiễm vào răng, làm thay đổi cấu trúc men răng. Nếu dùng trong thời gian dài thì có thể dẫn đến vàng răng vĩnh viễn, khó chữa khỏi.
Nhiều cha mẹ thường cho trẻ uống thuốc kháng sinh để tăng đề kháng cũng là nguyên nhân khiến bé bị vàng răng. Bởi vì trẻ nhỏ dưới 8 tuổi có cấu trúc men răng yếu hơn người lớn.
Không chỉ thuốc kháng sinh mà các nước súc miệng chứa Minocycline cũng làm răng bị ố vàng. Vì vậy, không phải loại nước súc miệng nào cũng giúp răng sáng màu hơn.
Trong khi mang thai, nếu mẹ bầu bị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, mẹ bầu phải sử dụng thuốc tetracyline. Thuốc này có thể gây ra hiện tượng răng bé bị xỉn màu từ khi sinh ra.
Do sự giảm sản sinh men răng
Canxi và flour là hai chất chính dùng để duy trì men răng, giúp răng luôn trắng sáng. Nếu hai chất này bị thiếu hụt thì lớp men răng yếu hơn, gây ra nhiều vấn đề răng miệng. Khi men răng yếu, bạn dễ bị đau buốt răng khi uống nước lạnh, tẩy cao răng. Răng dễ bị xỉn màu nếu bạn uống nhiều cà phê, nước ngọt, kháng sinh,…
Do răng bị chấn thương
Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng răng bị chuyển màu là do chấn thương răng miệng. Khi răng bị chấn thương, vỡ, nứt, các mạch máu ẩn bên trong men răng bị vỡ, không thể nuôi dưỡng răng. Từ đó, men răng bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng răng bị ố vàng.
Do răng bị nhiễm chất flour
Theo nhiều nghiên cứu, chất Flour giúp tăng cường sức khỏe cho răng, ngăn ngừa sâu răng, tăng sức đề kháng cho răng miệng. Tuy nhiên, không phải sử dụng nhiều chất flour làm răng trắng hơn.
Lượng chất flour cần sử dụng đúng định lượng. Nếu không chất flour tạo nên mảng bám trong răng, khiến việc vệ sinh răng khó khăn hơn. Từ đó, răng dễ bị ố vàng, xỉn màu, không còn trắng như trước.
Leave a reply