Rối loạn chu kì kinh nguyệt là hiện tượng nhiều chị em thường gặp. Dù vậy, các chị em cũng cần đề phòng vì rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm.
Như thế nào là rối loạn kinh nguyệt?
Chu kì rụng trứng diễn ra đều đặn trong hàng tháng đối với phụ nữ bước vào độ tuổi dậy thì. Khi trứng không được thụ tinh, lớp nội mạc không cần làm tổ cho trứng nên bong ra, gây ra hiện tượng kinh nguyệt
Chu kì kinh nguyện diễn ra từ 3-7 ngày, cách nhau khoảng 28-30 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chu kì kinh nguyệt không diễn ra đều đặn, có thể tháng có tháng không, kinh nhiều, kinh ít…. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khiến nhiều chị em cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt.
Tình trạng này có thể xảy ra với phụ nữ tiền mãn kinh hoặc trong tuổi dậy thì. Thông thường, tình trạng này chỉ mang tính chất tạm thời, không đáng lo ngại. Nhưng nếu xảy ra trong một thời gian dài thì bạn cần đi khám để chuẩn đoán cụ thể.
Rối loạn kinh nguyệt báo hiệu điều gì?
Tuy rằng, rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nhiều chị em nhưng nó cũng là dấu hiệu của một số bệnh lí như buồng trứng đa nang, viêm vùng chậu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn kinh nguyệt:
– Rối loạn chế độ sinh hoạt: chế độ sinh hoạt không khoa học, giảm cân, chán ăn hoặc tập thể dục quá mức cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt.
– Hội chứng buồng trứng đa nang: tình trạng kinh nguyệt không đều có thể do buồng trứng to chứa nhiều nang trứng. Để chẩn đoán chính xác, bạn cần thực hiện siêu âm.
– Viêm vùng chậu: các cơ quan sinh sản bị viêm nhiễm trùng nặng gây chảy máu, dẫn đến kinh nguyệt không đều.
– Bệnh suy giảm buồng trứng sớm: Thông thường, khi phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh, buồng trứng suy giảm chức năng . Suy giảm buồng trứng sớm là tình trạng buồng trứng giảm chức năng thụ tinh trước tuổi 40. Vì vậy, phụ nữ mắc chứng này có thể kinh nguyệt không đều, mất kinh trong thời gian dài.
– Bệnh u xơ tử cung: U xơ tử cung là khối u lành, không phải ung thư nên không quá nguy hiểm đối với sức khỏe. Nguyên nhân u xơ tử cung có thể do chảy máu kinh nhiều và kéo dài.
– Thay đổi nội tiết tố: phụ nữ trong quá tình mang thai hoặc cho con bú cũng có thể bị trễ kinh. Vì trong quá trình mang thai, chu kì kinh nguyệt sẽ tạm ngưng.
Rối loạn kinh nguyệt có đáng lo không?
Các chị em không nên chủ quan khi bị rối loạn kinh nguyệt. Thay vì đó, hãy tập thói quen quan sát chu kì kinh nguyệt để phát hiện dấu hiệu bất thường. Rối loạn kinh nguyệt có thể dẫn đến:
Tình trạng thiếu máu
Chảy máu kinh nguyệt nhiều trong thời gian dài sẽ gây ra thiếu máu (giảm hồng cầu máu). Nếu mất 80ml mỗi chu kì kinh nguyệt, bạn cần theo dõi sát sao tình trạng của mình và đến phòng khám.
Dù thiếu máu nhẹ hay trung bình, thiếu máu sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu. Từ đó, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, xanh xao, thiếu sức sống, thậm chí có thể ngất xỉu. Thiếu máu nặng sẽ nguy hiểm đến tim.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Rối loạn kinh nguyện là dấu hiệu của u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Rối loạn kinh nguyệt khiến vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, dễ nhiễm khuẩn. Một số bệnh phụ khoa không được điều trị kịp thời sẽ biến chứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Làm sao để kinh nguyệt trở lại bình thường?
Để điều hòa kinh nguyệt, các chị em cần thực hiện những điều sau:
– Thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh, không bỏ bữa, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng tâm lý.
– Tinh thần luôn thoải mái: căng thẳng, lo âu cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt.
– Hạn chế dùng thuốc tránh thai: thuốc tránh thai gây mất cân bằng hoormon, trứng không rụng gây chậm kinh.
– Đi khám phụ khoa định kì: rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lí nên đi khám phụ khoa sẽ tìm được nguyên nhân để điều trị hiệu quả hơn.
Leave a reply