Khớp vai là khớp di động nhiều nhất để thực hiện các động tác cho toàn bộ hoạt động của chi trên nên rất dễ gặp chấn thương. Những người có nguy cơ cao bị trật khớp vai thường trong độ tuổi từ 20 – 40 do thường xuyên vận động. Sử dụng thuốc giảm đau chỉ giúp làm giảm tạm thời các cơn đau mà không thể chữa trị tận gốc. Nếu không chữa đúng cách, người bệnh sẽ thường xuyên bị những cơn đau dai dẳng, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, không thể chơi các môn thể thao hoặc thực hiện các hoạt động vung tay cao trên đầu.
Bệnh trật khớp vai là gì?
Khớp vai là khớp có khả năng di động nhất, bao gồm một trụ cầu và hõm chứa đầu cầu. Khớp vai có tầm hoạt động rộng và lớn nhất so với các khớp khác trong cơ thể cả 3 chiều không gian. Đây là khớp giúp đảm bảo sự linh hoạt và khéo léo trong vận động của cơ thể như giữ thăng bằng, cầm, nắm, ném,…
Bình thường khớp vai được cố định và bao bọc bởi các dây chằng. Khi gặp phải chấn thương, dây chẳng đột ngột bị giãn khiến hai mặt khớp của chỏm xương cánh tay trật khỏi hốc xương. Nếu bị trật nhiều lần, dây chẳng sẽ bị giãn quá mức hoặc bị đứt làm cho hệ thống cố định của khớp không còn vững chắc. Lúc này hệ thống sụn viền và dây chẳng bao quanh khớp cũng bị tổn thương. Trên thực tế, khớp vai thường bị trật ra trước, sau hoặc đi xuống dưới, trật hoàn toàn hoặc một phần.
Trật khớp vai là loại trật khớp thường gặp nhất trong các loại trật khớp với số người lớn trẻ khỏe chiếm khoảng 50-60% tổng số trật khớp.
Nguyên nhân gây trật khớp vai
Chấn thương vai thường xảy ra khi có một lực lớn tác động trực tiếp lên phía trước hoặc trên cùng của vai khiến khớp xương bị lệch hẳn ra khỏi vị trí ban đầu. Nguyên nhân trật khớp vai thường gặp nhất do ngã chống bàn tay hoặc chống khuỷu tay trong tư thế tay dạng, đưa ra sau và xoay ra ngoài.
Có nhiều người thường xuyên bị tái đi tái lại nhiều lần trật khớp vai do không biết nguyên nhân chính xác là gì. Thực tế khớp vai rất dễ bị trật ra trước, quay ra sau hoặc chiếu xuống dưới. Người bị trật khớp vai có thể bị trật một phần hoặc hoàn toàn.
Nguyên nhân thường thấy khiến khớp vai bị trật bao gồm:
- Do chấn thương khi vận động hoặc chơi thể thao: Các môn thể thao có tính chất đối kháng cao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, đấu vật,… rất dễ gây trật khớp. Ngoài ra các môn thể thao mạo hiểm dễ bị té ngã như đạp xe địa hình, trượt tuyết, lướt ván, trượt patin,… cũng là nguyên nhân dẫn đến trật khớp vai.
- Tai nạn giao thông: Tai nạn giao thông cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra trật khớp vai.
- Tai nạn lao động: Những công việc lao động nặng, phải bê, vác, gánh nhiều đồ vật nặng bằng phần cổ, vai, gáy có nguy cơ trật khớp cao.
- Té ngã trong sinh hoạt: Vấp ngã khi chạy, đi cầu thang hoặc sàn trơn trượt cũng là nguyên nhân dẫn đến trật khớp vai.
Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng trật khớp vai gây ra đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Triệu chứng khi bị trật khớp vai
Người lần đầu bị trật khớp vai thường khó nhận biết hơn so với những người bị trật khớp vai nhiều lần.
- Khớp vai không thể cử động được, người bệnh cảm thấy đau và đặc biệt đau dữ dội khi cố gắng cử động khớp vai
- Khi tiến hành thăm khám sẽ thấy vai bị vuông
- Hõm khớp bị rỗng
- Sờ bằng tay thấy chỏm ở các vị trí bất thường (thấy chỏm xương cánh tay ở rãnh Delta – ngực)
- Sưng và bầm tím chỗ trật khớp
- Không thể cử động khớp
Chẩn đoán và điều trị Trật khớp vai tại Phòng khám Quốc tế Quang Thanh
Trật khớp vai là một trong những chấn thương thường gặp do tai nạn sinh hoạt hoặc tai nạn lao động tại Phòng Khám Quốc Tế Quang Thanh.
Ngày 24/03/2020, bệnh nhân Bùi Thị N, sinh năm 1956, địa chỉ Quang Hưng, An Lão, Hải Phòng được người nhà đưa tới Phòng Khám trong tình trạng trật khớp vai (P), do tai nạn sinh hoạt: bệnh nhân bị ngã, đập khớp vai vào thành bê tông cứng. Bác sỹ thăm khám phát hiện vùng khớp vai (P) biến dạng, dấu hiệu gù vai, đau buốt vùng khớp vai, không thể cử động khớp vai. Bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang khớp vai. Kết quả chụp thể hiện hình ảnh: Trật khớp vai (P) hoàn toàn ra trước, trong.
Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc giảm đau, gây tê tại chỗ, toàn thân và nắn chỉnh khớp vai theo phương pháp Hippocrates, bó bột cố định. Kết quả chụp X-quang sau khi nắn chỉnh: chỏm xương cánh tay đã vào ổ chảo. Với kinh nghiệm hơn 30 năm về chuyên khoa chấn thương – chỉnh hình, BS CKI Nguyễn Văn Lễ đã nắn chỉnh thành công đưa khớp vai về đúng về vị trí thông thường, bệnh nhân không còn cảm giác đau buốt.
Việc nhanh chóng được thăm khám, chỉ định chính xác, nắn chỉnh khớp vai thành công giúp bệnh nhân không phải mổ can thiệp, nhanh hồi phục, giảm đau đớn cho người bệnh và giảm chi phí nằm viện điều trị.
Leave a reply