Ung thư không chỉ gây suy tạng mà còn dẫn đến biến chứng di căn đến xương, xâm lấn dây thần kinh. Triệu chứng ung thư di căn xương không biểu hiện rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác.
Dấu hiệu khi ung thư di căn đến xương
Di căn đến xương là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra. Tế bào ung thư có thể di căn đến bất kì xương nào trong cơ thể, đặc biệt là xương đùi, cột sống, xương chậu.
Ung thư di căn đến xương thường không có dấu hiệu gì dễ nhận thấy. Khi tế bào phát triển, cơ thể sẽ có triệu chứng như sau:
– Cảm thấy đau xương ê ẩm kéo dài.
– Không hoạt động mạnh, xương giòn, dễ gãy.
– Cơ thể bị tê vì, liệt tứ chi hoặc 2 chân, khó tiểu tiện.
– Khó kiểm soát cơn đau.
– Lượng canxi trong máu cao.
Ung thư di căn đến xương dẫn đến hậu quả gì?
Tình trạng hàm lượng canxi trong máu ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác trong cơ thể. Tế bào ung thư phá vỡ xương khiến giải phóng canxi vào máu. Hàm lượng canxi vượt quá mức cho phép dẫn đến táo bón, cơ thể mệt mỏi, suy yếu cơ, thiếu nước,…
Thậm chí, nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh có thể bị suy thận, hôn mê, tử vong. Do đó, biến chứng ung thư di căn đến xương rất nguy hiểm, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện sớm nhất.
Cách chuẩn đoán ung thư di căn đến xương
Ung thư di căn đến xương khó thể nhận ra bằng mắt thường. Do đó, để chuẩn đoán chính xác, người bệnh cần tham gia thực hiện một số phương pháp xét nghiệm hiện đại như:
Chụp X-quang: phương pháp này có thể cho thấy ung thư có lây lan vào xương hay không. Bác sĩ thường thực hiện phương pháp chụ X-quang khi bệnh nhân có dấu hiệu ban đầu của ung thư di căn xương. Chụp X-quang có thể phát hiện xương có bị gãy, giòn do ung thư di căn không.
Chụp CT (chụp cắt lớp): Phương pháp này có thể phân tích hình ảnh gấp 10 lần so với phương pháp X-quang. Thông qua chụp CT, bác sĩ có thể xác định vị trí chính xác để sinh thiết xương. Ngoài ra, phương phpas này cũng giúp ích nhiều trong việc đánh giá hình dạng của khối u di căn trong xương.
Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ): Thông qua phương pháp này, bác sĩ có thể nhìn được hình ảnh khối u xâm lấn tủy và các mô mềm, thăm dò ống sống. Đây là phương pháp có độ nhạy cao, có thể thăm dò được tủy xương.
Chụp xạ hình xương: So với các phương pháp trên, chụp xạ hình xương là phương pháp có độ nhạy cao nhất. Phương pháp này có thể thăm dò tất cả hệ xương, phát hiện di căn chính xác – điều ít các phương pháp chuẩn đoán làm được. Phương pháp này có thể phát hiện di căn trước khi người bệnh biểu hiện triệu chứng nhất định.
Điều trị di chứng như thế nào?
Tuy rằng di căn xương không thể điều trị dứt điểm nhưng có một số phương pháp giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Cụ thể, phương pháp điều trị bao gồm:
– Kiểm soát cơn đau: di căn xương gây ra nhiều cơn đau đớn kéo dài cho người bệnh. Nhằm cải thiện tình trạng này, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được kê đơn, hướng dẫn điều trị phù hợp.
– Xương yếu, có nguy cơ bị gãy xương: người bệnh có thể phẫu thuật để giảm nguy cơ bị gãy xương. Phẫu thuật cũng có thể loại bỏ khối u gây áp lực phần tủy sống. Nếu xương trong tình trạng suy yếu, bác sĩ sẽ dùng một số thanh cứng để hỗ trợ xương tốt hơn.
Leave a reply