Từ trước đến nay, ung thư luôn là bệnh lý gây lo lắng, ám ảnh cho toàn xã hội. Dù hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả nhưng số ca tử vong vì ung thư vẫn không ngừng tăng lên. Lý do chính là người bệnh chủ quan sức khỏe, không tầm soát ung thư để phát hiện, điều trị kịp thời.

Dưới đây là 6 bệnh ung thư cần tầm soát thường xuyên và độ tuổi nên tầm soát ung thư:

Ung thư vú

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ, gây nguy hiểm tới sức khỏe. Theo chuyên gia y tế, phụ nữ nên tầm soát ung thư vú bắt đầu lúc 40 tuổi. Vì đây là lứa tuổi mà người phụ nữ có triệu chứng cũng như nguy cơ mắc ung thư vú cao nhất.

Ung thư vú

Việc tầm soát ung thư vú cần được thực hiện hàng năm, với tần suất cố định. Đối với bệnh nhân mắc bệnh, tần suất tầm soát ung thư vú sẽ nhiều hơn để bác sĩ có thể theo dõi sát sao tình trạng bệnh. Khi ở tuổi 55, phụ nữ có thể chọn chụp nhũ ảnh hằng năm. Nếu có bất cứ thay đổi gì ở vú hoặc có dấu hiệu của ung thư vú, bạn nên đi thăm khám ở phòng khám uy tín hoặc bệnh viện gần nhất.

Ung thư cổ tử cung

Những phụ nữ trong độ tuổi từ 21 trở lên đều có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Do vậy, phụ nữ trong độ tuổi này nên đi xét nghiệm hàng năm theo tần suất cố định.

Ung thư cổ tử cung

Cụ thể, phụ nữ trong độ tuổi từ 21-29 cần xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung 3 năm/1 lần. Phụ nữ từ 30-65 tuổi nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung 3 năm/1 lần và xét nghiệm HPV 5 năm/1 lần.

Đối với phụ nữ trên 65 tuổi, nếu trước đó tầm soát thường xuyên và có kết quả bình thường thì họ sẽ không phải tầm soát ung thư cổ tử cung nữa. Tuy nhiên, phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung vẫn nên tầm soát thường xuyên.

Ung thư đại trực tràng

Độ tuổi có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao nhất là tuổi 45. Do đó, những người lớn ở độ tuổi này nên bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng thường xuyên. Đối với những người có tiền sử gia đình hoặc nhiều yếu tố nguy cơ khác, họ nên tầm soát sớm hơn để được theo dõi sức khỏe. Bác sĩ sẽ theo dõi, tư vấn, có thể phát hiện những dấu hiệu bệnh ban đầu (nếu có) và điều trị kịp thời nhất.

Ung thư đại trực tràng

Có nhiều phương pháp xét nghiệm như nội soi đại trực tràng, xét nghiệm máu ẩn trong phân,… Tùy vào nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp hơn. Người lớn trên 85 tuổi không cần tầm soát ung thư đại trực tràng.

Ung thư phổi

Phương pháp để xét nghiệm ung thư phổi chính là phương pháp CT scan. Những người có nguy cơ cao mắc ung thư là người đang hút thuốc lá hoặc người bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm, độ tuổi 55-74 tuổi. Những người có tiền sử hút thuốc trên 30 tuổi, hút với tần suất cao 1 gói/ ngày trong 30 năm, 2 gói/ngày trong 15 năm hoặc tương đương nên đi tầm soát ung thư phổi.

Ung thư phổi

Ung thư tuyến tiền liệt

Phương pháp chính sử dụng để tầm soát ung thư tiền liệt tuyến là xét nghiệm đo nồng độ PSA trong máu. Nam giới bắt đầu từ độ tuổi 50 nên thực hiện tầm soát ung thư tuyến tiền liệt vì đây là nhóm tuổi có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao nhất. Nếu nam giới có tiền sử gia đình anh trai hoặc ba mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thì nên tầm soát ngay từ 45 tuổi.

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng được coi là “sát thủ thầm lặng” vì triệu chứng ban đầu thường khó nhận ra. Không chỉ vậy, ung thư buồng trứng còn xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhiều ca bệnh nhân chỉ từ 11-12 tuổi cũng mắc bệnh ung thư buồng trứng. Do vậy, phụ nữ mọi lứa tuổi không nên chủ quan với bệnh này.

Ung thư buồng trứng

Để tầm soát ung thư buồng trứng, bệnh nhân có thể thực hiện một trong hai phương pháp là xét nghiệm máu để đo nồng độ chất chỉ dấu ung thư hoặc siêu âm bụng. Nếu muốn kết quả chính xác nhất, bạn nên kết hợp cả hai phương pháp này. Những bệnh nhân có tiền căn gia đình bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú nên đi tầm soát ung thư sớm từ độ tuổi 30-35 tuổi.

 

Leave a reply