Thời tiết mùa hè nắng mưa bất thường, nhiệt độ cao, nắng nóng khiến cơ thể trẻ dễ mất nước, cảm thấy mệt mỏi, trì trệ, sức đề kháng kém. Vì vậy, mùa hè chính là thời điểm thuận lợi nhiều virus, bệnh phát triển.

Đặc biệt, đối với trẻ em, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh. Để bảo vệ bé tốt nhất, các ba mẹ cần nắm bắt được các bệnh thường gặp vào mùa hè ở trẻ để chủ động phát hiện, phòng tránh:

Bệnh đường hô hấp

Bệnh viêm đường hô hấp có hai loại là viêm đường hô hấp trên mạn tính và viêm đường hô hấp trên cấp tính. Bệnh viêm đường hô hấp thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, uống nước quá lạnh, ngồi nhiều điều hòa,….

Triệu chứng thường gặp của viêm đường hô hấp là sốt, ho thường xuyên, hắt hơi và chảy nước mũi, khó chịu. Viêm đường hô hấp là tổ hợp các bệnh như cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm xoang. Tuy rằng, tổ hợp nhiều bệnh đơn lẻ khác nhau nhưng các bệnh này đều có biểu hiện chung là ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, lạc tiếng, giọng khản đặc, mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, sốt cao, hắt hơi….

Bệnh đường hô hấp

Bệnh chân – tay – miệng

Theo Cục Y tế, bệnh chân-tay-miệng do vi trùng đường ruột Enterovirus E71 và Coxsackievirus A16 gây ra. Căn bệnh này chủ yếu lây theo đường tiêu hóa từ người này sang người khác, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.

Khi mắc bệnh, trẻ sẽ sốt nhẹ, đau miệng, đau họng, biếng ăn, chảy nước miếng, đau khóc. Miệng trẻ sẽ có những vết loét đỏ như lở miệng ở vòm miệng, lợi, lưỡi, môi trong…. Ngoài ra, trẻ sẽ có những vết phát ban dạng phỏng nước, vết nổi cộm ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông. Quấy khóc, thỉnh thoảng giật mình, giơ hai tay lên hoặc ngủ li bì… cũng là triệu chứng của bệnh.

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu như trên, bạn cần đưa trẻ đi khám sớm để tránh tình trạng bệnh xấu đi. Bệnh chân-tay-miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm não, phù phổi…. thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh chân – tay – miệng

Bệnh sốt virut

Triệu chứng phổ biến của bệnh sốt virut là sốt cao, đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho, đau mỏi người… Những triệu chứng trên sẽ kéo dài vài ngày, thuốc hạ sốt thông thường sẽ không làm giảm triệu chứng bệnh. Khi hết sốt, trẻ có thể bị phát ban đỏ mịn, mọc từ mặt xuống thân, tay, chân… Hạch nổi ở cổ, gáy của trẻ sẽ tồn tại lâu, khó biến mất, gây đau nhức, khó chịu.

Trong 3-5 ngày đầu, ba mẹ cố gắng dùng các biện pháp giúp bé hạ sốt, bù nước điện giải, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, chăm sóc mũi họng… Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên cho bé đi khám sớm nhất để theo dõi dấu hiệu biến chứng để điều trị kịp thời.  

Bệnh sốt virut

Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh phổ biến ở mùa hè, do virut lây truyền qua đường muỗi đốt. Dấu hiệu ban dầu là sốt cao đột ngột từ 2-7 ngày, mặt đỏ, da xung huyết, đau đầu, đau nhức cơ thể… Nếu nặng hơn, bé có thể đau họng, mệt mỏi, buồn nôn, viêm kết mạc mắt, sổ mũi, tiêu chảy…

Những chấm xuất huyết xuất hiện ở chân, tay, thắt lưng, nách, ngực,… Bé cũng có thể bị xuất huyết niêm mạc, đi cầu ra máu, chảy máu răng, gan to vài ngày… Một số trường hợp bệnh nhi nặng có biểu hiện mạch nhanh, chân tay lạnh, không đo được huyết áp kẹp. Khi có những dấu hiệu kể trên, ba mẹ cần cho trẻ đi cấp cứu ngay để tránh dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Sốt xuất huyết

Bệnh tiêu chảy cấp

Theo thống kê, 80% trường hợp mắc bệnh tiêu chảy cấp đều là trẻ em dưới 2 tuổi vì hệ miễn dịch còn chưa được hoàn thiện. Vi khuẩn (lỵ, thương, hàn, tả..) hoặc virut, ký sinh trùng đường ruột, nấm là nguyên nhân phổ biến gây ra tiêu chảy.

Trẻ có thể mắc tiêu chảy cấp nếu ăn thức ăn, thức uống bị nhiễm khuẩn. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ đi ngoài 10-15 lần/ngày, phân lỏng, có mùi chua, nhiều nước, thậm chí nhầy máu… Hoặc trẻ có thể bị nôn liên tục vài lần, biếng ăn, uống nhiều nước, tiểu ít…

Tiêu chảy cấp là một trong những căn bệnh nguy hiểm đặc biệt đối với trẻ nhỏ tuổi. Nếu khong được điều trị kịp thời, cơ thể không hấp thụ được dinh dưỡng, suy nhược, giảm miễn dịch, gây biến chứng nguy hiểm khó lường.  

Tiêu chảy cấp

Những biện pháp phòng bệnh mùa hè cho trẻ

Để bảo vệ sức khỏe cho con yêu của mình, ba mẹ cần thực hiện những biện pháp sau:

– Ba mẹ nên tạo cho bé thói quen vệ sinh cá nhân tốt, luôn rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, đi vệ sinh, chơi đùa…

– Trẻ cũng cần được tập thói quen ăn uống hợp vệ sinh, chế biến thức ăn sạch sẽ để loại trừ các tác nhân gây bệnh cho trẻ.

– Trẻ cần được đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày, uống đủ nước.

– Môi trường xung quanh bé cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ ao, tù, nước đọng để ngăn chặn tối đa sự phát triển của muỗi, tập thói quen nằm màn khi ngủ.

– Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời.

 

Leave a reply