Thời tiết nắng mưa thất thường làm gia tăng nguy cơ sốt virus ở trẻ em. Căn bệnh sốt virus có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Do đó, ba mẹ cần hiểu rõ về bệnh lý thì mới có thể điều trị kịp thời.

Bệnh sốt virus ở trẻ em là gì?

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh sốt virus nhất, đặc biệt ở thời điểm nắng mưa thất thường. Sốt là phản ứng của hệ thống bảo vệ của cơ thể, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn/ virus xâm nhập.

Bệnh sốt virus là hiện tượng sốt do trẻ bị nhiễm nhiều loại siêu vi trùng khác nhau như Rhinovirus, virus cúm, Adenovirus,… Bệnh thường gặp ở thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Bệnh sốt virus ở trẻ em là gì?

Triệu chứng của bệnh sốt virus ở trẻ em

Bệnh sốt virus có những triệu chứng gần giống với các bệnh lý thông thường nên ba mẹ đừng chủ quan, lơ là sức khỏe của bé. Khi bé có những dấu hiệu bất thường, ba mẹ cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe để kịp điều trị bệnh sớm nhất.

Khi ở giai đoạn ủ bệnh, trẻ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức, sốt nhẹ, viêm họng, nghẹt mũi, nhức đầu, đau khớp, đau cơ, nổi ban,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến sốt cao, co giật, hôn mê, gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Vì vậy, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu có những dấu hiệu sau:

– Sốt cao trên 2 ngày, người run rẩy, chân tay lạnh.

– Toàn thân phát ban đỏ.

– Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

– Đi ngoài ra phân đen, máu.

– Thường xuyên đau đầu, giật mình.

– Bị co giật, thở nhanh, thở khó khăn.

Bệnh sốt virus ở trẻ em bao lâu thì khỏi?

Tuy rằng bệnh có nhiều triệu chứng rầm rộ nhưng bệnh sẽ giảm dần chỉ sau khoảng từ 3-5 ngày. Nếu được điều trị tích cực, trẻ sẽ khỏe mạnh hoàn toàn chỉ sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, ba mẹ không nên chủ quan vì bệnh có thể tiến triển nhanh, gây biến chứng phức tạp, nguy hiểm nếu không phát hiện sớm.

Bệnh sốt virus ở trẻ em bao lâu thì khỏi?

Cách điều trị bệnh sốt virus ở trẻ em

Trẻ nhanh chóng khỏi bệnh hoàn toàn, tăng đề kháng nếu được điều trị đúng cách. Ba mẹ cần thực hiện những cách sau để con khỏe mạnh hơn:

– Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ: hãy đặt nhiệt kế ở hậu môn hoặc nách của trẻ. Nhiệt độ thực tế sẽ bằng số ghi trên nhiệt kế cộng với 0,3-0,4 độ C. Ngoài ra, bạn có thể dùng nhiệt kế điện tử sẽ đo chính xác và nhanh chóng hơn. Ba mẹ nên đo nhiệt độ của trẻ nhiều lần, mỗi lần cách từ 30 phút đến 1 tiếng.

– Hạ sốt: ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để cho trẻ dùng thuốc hạ sốt phù hợp. Không nên sử dụng đơn đã được bác sĩ kê từ trước để cho trẻ dùng. Bạn cũng có thể dùng khăn lau mồ hôi, cho trẻ mặc quần áo mỏng, nằm ở nơi thoáng mát, dễ chịu.

– Chống co giật: nếu trẻ có hiện tượng sốt cao trên 38.5 độ C, cha mẹ cần dùng thuốc chống co giật và thuốc hạ sốt theo chỉ định củ bác sĩ.

– Bù điện giải và nước: nếu trẻ vẫn còn đang bú thì hãy cho con bú nhiều hơn và bổ sung nước Oresol theo hướng dẫn. Nếu bé không uống được thì dùng bông sạch thấm nước Oresol vào miệng bé liên tục để tránh thiếu điện giải và nước.

– Chống bội nhiễm: vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt và mũi bằng natriclorid 0.9% và cho trẻ tắm nước ấm trong phòng kín, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

– Chế độ dinh dưỡng của bé cũng rất quan trọng. Ba mẹ nên cho bé ăn những thức ăn loãng như súp, cháo, nước cam, hoa quả,…

LƯU Ý: Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, lơ mơ, ngủ nhiều, co giật, đau đầu, buồn nôn, sốt triền miên kéo dài trên 5 ngày thì hãy đưa trẻ đến khám ở bệnh viện, phòng khám uy tín nhanh nhất.

Nếu còn thắc mắc nào về bệnh, hãy inbox tại m.me/phongkhamdkqtQuangThanh hoặc hotline: 0225.3922.666 để được bác sĩ tư vấn sớm nhất.

Leave a reply