Viêm gan B là một trong các bệnh lý nguy hiểm đối với lá gan. Khi kéo dài hơn 6 tháng, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, có thể dẫn đến ung thư gan.

Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan do virus HBV gây ra. Đối với trường hợp nhẹ, bệnh chỉ kéo dài khoảng vài tuần. Nhưng nếu không chữa kịp thời, bệnh có thể kéo đến nhiều biến chứng như suy gan, ung thư gan,… Vậy bệnh viêm gan B thường lây qua đường gì và làm sao để phòng?

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Vì bệnh viêm gan B khá nguy hiểm nên nhiều người lo lắng sợ bị truyền nhiễm. Bệnh viêm gan B thường lây nhiễm qua 3 đường chính sau:

Lây qua máu

Bệnh viêm gan B có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường máu khi:

– Dùng chung kim tiêm với người bệnh.

– Tiếp xúc, chạm trực tiếp vào máu người bệnh qua vết thương hở.

– Tiếp nhận máu bị nhiễm virus HBV.

– Dùng chung vật dụng cá nhân như dao cạo, chỉ nha khoa, bàn chải đánh răng…. với người nhiễm bệnh viêm gan B.

– Thực hiện phẫu thuật khi bộ dụng cụ không được vệ sinh đúng cách.

Lây qua quan hệ tình dục

Bên cạnh lây qua máu, bệnh viêm gan B còn có thể lây qua đường tình dục. Tinh dịch và dịch âm đạo là nơi virus viêm gan B trú ngụ. Do đó, việc quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ mắc viêm gan B cao hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị nhiều bệnh tình dục khác nếu quan hệ tình dục không an toàn.

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Lây truyền từ mẹ sang con

Bệnh viêm gan B sẽ lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn từ tuần 28 của thai kì đến ngày thứ 7 sau sinh. Ngoài ra, bé còn có thể bị lây nhiễm trong những tháng đầu chào đời.

Tuy nhiên, không phải mẹ nào bị viêm gan B cũng lây nhiễm sang con. Việc lây nhiễm bệnh còn phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:

– Số lượng virus trong cơ thể người mẹ ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kì.

– Nồng độ HBeAg trong người mẹ khi mang thai.

Nếu mẹ bị nhiễm bệnh viêm gan B thì có thể cho con bú được không?

Theo chuyên gia y tế, virus HBV có thể trú ngụ trong tuyến sữa mẹ nhưng hàm lượng rất ít. Bé có thể lây nhiễm virus khi đầu vú của mẹ có vết thương hở, chảy máu. Do đó, nếu khám bản thân bị bệnh, người mẹ không nên cho con bú khi có vết thương ở đầu vú.

Cách phòng tránh bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan B có thể gây nhiễm trùng nguy hiểm nếu cơ thể người bị không có vắc-xin bảo vệ. Đặc biệt, thời gian ủ bệnh của virus viêm gan B có thể lên tới 75 ngày nếu không phát hiện sớm.

Cách phòng tránh bệnh viêm gan B

Do đó, để phòng tránh bệnh viêm gan B, bạn cần thực hiện những biện pháp sau:

– Tiêm vắc-xin phòng tránh bệnh viêm gan B (nếu chưa bị nhiễm bệnh): tiêm vắc-xin giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm bệnh ở mức thấp nhất. Vắc-xin làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, virus HBV sẽ khó sinh sản trong cơ thể hơn.

– Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: quan hệ tình dục không an toàn không chỉ gây ra bệnh viêm gan B mà còn có nhiều bệnh nguy hiểm khác. Sử dụng bao cao su khi quan hệ là cách bạn tự bảo vệ bản thân tốt nhất.

– Không dùng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, cắt móng tay, khuyên tai, bàn chải đánh răng… với người khác: Virus HBV bám vào bề mặt những loại đồ dùng cá nhân. Do đó, việc dùng chung đồ dùng cá nhân không chỉ mất vệ sinh mà còn khiến bạn dễ bị nhiễm bệnh viêm gan B.

Nếu người bệnh từng bị nhiễm viêm gan B trong quá khứ và loại bỏ virus trong cơ thể thì không bị nhiễm lại. Vì khi loại bỏ virus viêm gan B, cơ thể tự hình thành kháng thể ngăn bạn nhiễm bệnh trở lại. Tuy nhiên, có một số ít ca từng mắc bệnh viêm gan B cũng có thể mắc lại do không thể loại bỏ virus HBV khỏi cơ thể.

Leave a reply