Các bác sĩ khoa Răng – Hàm – Mặt tại phòng khám quốc tế Quang Thanh vừa phẫu thuật cắt bỏ nang nhái niêm mạc miệng thành công cho bệnh nhi 10 tuổi.

Phẫu thuật thành công ca nang nhái niêm mạc miệng

Trước đó, bệnh nhân nhí Vi Văn H 10 tuổi (Bát Trang, An Lão, Hải Phòng) cảm thấy khó chịu khi ăn uống. Tình trạng khối phồng lớn môi dưới gây khó khăn trong ăn, nhai và nói chuyện.

Tình trạng này đã xuất hiện từ 5 tháng trước đó. Khi đó, miệng của bệnh nhân xuất hiệ những khối phồng nhỏ như bọng nước. Những khối phồng này không gây đau đơn khó chịu. Tuy nhiên, do không điều trị nên các khối phồng ngày càng phát triển to hơn.

Qua thăm khám, bệnh nhân được chuẩn đoán nang nhầy môi dưới. Các bác sĩ đã quyết định mổ cắt ca nang nhái niêm mạc miệng. Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân được gây tê.

Bác sĩ thực hiện bóc tách, cắt bỏ nang và tiến hành khâu thẩm mỹ. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không bị đau đớn, không chảy máu. Hiện tại, bệnh nhân vẫn trong tình trạng ổn định sau 3 ngày phẫu thuật.

Ca phẫu thuật cắt bỏ nang nhái niêm mạc miệng thành công

Nang nhái niêm mạc miệng là gì?

Nang nhái niêm mạc miệng (hay còn gọi là nang nhày) là một tổn thương lành tính. Nang chứa dịch nhầy có nguồn gốc từ tuyến nước bọt. Sự rò rỉ của ống tuyến nước bọt và bài tiết dịch nhầy ra mô mềm xung quanh.

Nước bọt di chuyển từ tuyến nước bọt qua các ống nhỏ vào miệng. Một trong những ống dẫn có thể bị chặn. Khi ống dẫn bị tổn thương, chất nhầy chảy ra như vũng nước nhưng vẫn bị đóng kín. Do đó, chất nhầy bị tích tụ và dẫn đến tình trạng sưng giống u nang.

Nang nhái niêm mạc miệng là gì?

Dấu hiệu của nang nhái niêm mạc miệng

Nguyên nhân gây ra nang nhái niêm mạc miệng thường do sang chấn mạn tính như sai khớp cắn, tật cắn môi,… Điều này khiến các ống dẫn bị tổn thương nặng nề.

Ngoài ra, những va chạm trực diện như đánh vào mặt, các môn thể thao bóng rổ, bóng đá, bóng bầu dục… cũng có thể làm giãn đoạn ống dẫn, giãn phình ống, tắc ống.

Nang nhầy niêm mạc miệng thường hay gặp ở mặt dưới lưỡi, má, môi dưới, sàn miệng. Nang có hình dạng giống bụng nhái, niêm mạc trên mỏng, chứa dịch nhầy bên trong, kích thước từ 2mm đến 10cm.

Nang nhầy niêm mạc miệng thường mềm, tròn, có hình vòm. Bề mặt nang nhợt nhạt hoặc có màu hơi xanh. Nang có thể di chuyển nhưng không gây ra cảm giác đau đớn.

Dấu hiệu của nang nhái niêm mạc miệng

Cách điều trị bệnh nang nhái niêm mạc miệng

Thông thường, nang nhầy niêm mạc miệng sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Bởi vì nang nhầy niêm mạc miệng là khối u lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nhiều người thường chủ quan không đi khám bệnh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nang nhái niêm mạc miệng sẽ phát triển ngày càng to. Thậm chí, nang tồn tại lâu, không có dấu hiệu khỏi bệnh. Điều này gây bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống và giao tiếp.

Khi đó, bệnh nhân không nên chủ quan mà đến ngay phòng khám Răng – Hàm – Mặt để được bác sĩ chẩn đoán, có hướng điều trị tốt nhất. Lưu ý, bệnh nhân không được tự ý chọc vỡ nang. Vì điều này có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và tái phát lại cao.

Khi nang phát triển quá lớn, các bác sĩ sẽ điều trị theo hai hướng:

  • Loại bỏ tuyến: bác sĩ dùng dao mổ hoặc laser để loại bỏ tuyến nước bọt tổn thương. Khi thực hiện loại bỏ tuyến, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ làm tê liệt cơn đau.
  • Giúp một ống dẫn mới hình thành: Kỹ thuật này giúp hình thành ống dẫn mới, giúp nước bọt rời khỏi tuyến bọt bị tổn thương.

Cách điều trị bệnh nang nhái niêm mạc miệng

Leave a reply