Mỗi khi Tết đến xuân về, bên cạnh niềm vui sắm sửa cho Tết thì nhiều người khá lo lắng khi dịp này chế độ ăn uống thiếu lành mạnh dễ dẫn đến mắc phải những căn bệnh đáng tiếc. Hãy trang bị thêm cho bản thân những kiến thức cơ bản để phòng tránh những căn bệnh không đáng có, đón một Tết đầm ấm bên gia đình.

Những bệnh nào thường gặp trong dịp Tết? Làm thế nào để phòng tránh những bệnh này? Cùng Phòng khám đa khoa quốc tế Quang Thanh tìm hiểu về các loại bệnh này nhé!

Các bệnh về gan

Vào những ngày Tết mọi người thường có thói quen ăn vặt nhiều hơn với nhiều loại bánh kẹo, mứt, hạt,… Cùng với đó là ăn nhiều chất đạm và uống nhiều bia rượu vào dịp Tết khiến dễ dàng mắc các bệnh về gan, điển hình là gan nhiễm mỡ. Nhiều người nghĩ chỉ uống rượu vào dịp Tết một tuần thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên chỉ một tuần này cũng để gan nhiễm mỡ với tình trạng lá gan sưng do chứa nhiều nước và mỡ.

Bệnh thường gặp dịp Tết - Bệnh về gan

Bệnh thường gặp dịp Tết – Bệnh về gan

Thói quen uống nhiều rượu bia, ăn đồ ngọt, chế độ ăn giàu đạm mỡ, ngủ nghỉ không điều độ sẽ khiến lá gan rơi vào tình trạng quá tải. Do đó, vào dịp lễ nguy cơ mắc các bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ,… là khó tránh khỏi, để càng lâu bệnh càng nặng.

Giải pháp

Để hạn chế các bệnh về gan, trong dịp Tết cũng như cuộc sống hàng ngày, bạn cũng nên hạn chế uống rượu bia. Mỗi lần chúc rượu không nên uống quá nhiều. Chỉ được uống giới hạn 2 chén rượu mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe lá gan của bạn.

Táo bón

Chế độ ăn uống nhiều đạm, thiếu chất xơ và lười vận động vào những ngày Tết là nguyên nhân chính dẫn đến táo bón.

Bên cạnh đó việc lạm dụng quá nhiều nước ngọt hay rượu bia thay vì uống nước lọc hay uống quá nhiều cà phê thay vì uống trà xanh khiến tình trạng táo bón càng nặng hơn. Những thói quen ngày Tết này làm cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.

Bệnh thường gặp dịp Tết - Táo bón

Bệnh thường gặp dịp Tết – Táo bón

Giải pháp

Đừng quên duy trì thói quen ăn nhiều rau xanh vào những ngày Tết. Lượng chất xơ khuyến cáo mỗi người nên nạp vào trong cơ thể từ các loại rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu,… trung bình khoảng 300g.

Ngoài ra nên uống nhiều nước lọc trong những ngày này, hạn chế nước ngọt, rượu bia. Tạo thói quen uống một cốc nước ngay khi thức dậy hoặc uống nước trước khi ăn để kích thích nhu động ruột để việc tiêu hóa dễ dàng hơn.

Ngộ độc thức ăn, tiêu chảy

Vào dịp Tết một trong những bệnh nhiều người rất hay mắc phải đó chính là nhiễm trùng đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn ôi thiu, kém vệ sinh hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thực phẩm thường được các bà nội trợ tích trữ, thời tiết nóng, bảo quản không tốt dễ dẫn đến ôi thiu, dập nát, nhiễm vi khuẩn hoặc để quá lâu bị ẩm mốc. Thói quen ăn các thức ăn tái, sống trong các bữa tiệc Tết cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như liên cầu lợn, bệnh giun, sán,…

Bên cạnh đó, những ngày Tết không tránh khỏi những bữa tiệc tụ họp gia đình bạn bè ăn ngoài quán. Thức ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, có nhiều chất bảo quản, chất tạo màu hoặc chế biến từ động vật bị bệnh mang nhiều vi khuẩn. Những điều này đặc biệt gây hại cho sức khỏe.

Ngoài ra còn chưa kể đến việc ngày Tết có nhiều đồ ăn mà bạn không hay biết chúng kị nhau, gây hại cho đường tiêu hóa.

Bệnh thường gặp dịp Tết - Ngộ độc thực phẩm

Bệnh thường gặp dịp Tết – Ngộ độc thực phẩm

Người bị ngộ độc thức ăn thường có biểu hiệu nôn ói, tiêu chảy. Ngày Tết di chuyển nhiều mà bị tiêu chảy thì thực sự là tình trạng tồi tệ và phiền toái nhất. Tiêu chảy khiến cơ thể bị mất nước nhanh chóng nên khá nguy hiểm.

Giải pháp

Khi phát hiện bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, hãy dừng ngay việc ăn những thực phẩm trước đó đã ăn. Cố gắng nôn hết những thức ăn đó ra. Uống dung dịch orezol hoặc nước cháo muối để bù lại lượng nước và muối đã mất.

Cảm lạnh, cảm cúm, bệnh đường hô hấp

Sự thay đổi thời tiết đột ngột là nguyên nhân hàng đầu khiến những căn bệnh như cảm, sốt, viêm họng, đau nhức đầu, đau nhức toàn cơ thể,… tìm đến bạn vào dịp Tết. Thời tiết không khí lạnh, ẩm thấp dễ khiến các mầm bệnh phát tác. Tránh để tình trạng này kéo dài quá một tuần để không bị các biến chứng nặng hơn như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản,…

Cảm lạnh, cảm cúm, bệnh đường hô hấp

Cảm lạnh, cảm cúm, bệnh đường hô hấp

Giải pháp

Ngay khi thấy cơ thể có những biểu hiện như trên, bạn cần chú ý giữ ấm cơ thể, thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh để tay, chân ướt, bẩn. Không nên sử dụng thuốc kháng sinh mà không có sự chỉ định của bác sĩ khi bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng. Để giảm các triệu chứng, bạn có thể tìm đến những công thức chữa bệnh tự nhiên, nguyên liệu sẵn có trong nhà bếp như chanh, gừng, mật ong,… Nên ăn nhiều trái cây giàu vitamin C. Chú ý không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, chú ý che miệng khi ho và hắt hơi, đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người.

Dị ứng

Khi trời vào xuân, không khí nóng ẩm, các bệnh dị ứng ở mắt như viêm kết giác mạc rất nhiều người mắc phải.

Cùng với đó các vật dụng trang trí ngày Tết như cây cảnh, hoa Tết có thể phát tán phấn hoa khiến bị viêm kết mạc hay viêm mũi dị ứng.

Bệnh thường gặp dịp Tết - Dị ứng

Bệnh thường gặp dịp Tết – Dị ứng

Việc thường xuyên di chuyển ngoài đường du xuân ngày Tết khiến khói bụi ô nhiễm vô tình tấn công mắt, mũi dẫn đến hiện tượng dị ứng. Thời tiết càng ẩm, không khí ô nhiễm, những bệnh dị ứng này càng trở nên nặng hơn.

Giải pháp

Nếu thấy tình trạng khô mỏi, khó chịu ở mắt, bạn cần nhớ không được dụi mắt. Nên sử dụng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng hoặc nước mắt nhân tạo để rửa trôi các tác nhân dị ứng sau đó đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được điều trị kịp thời. Tránh trường hợp để lâu khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Để tránh dị ứng vào ngày Tết nên trang bị khẩu trang khi đi ngoài đường, đeo kính chống nắng, chống bụi cẩn thận.

Leave a reply