Hiện nay, tỉ lệ người Việt Nam mắc bệnh ung thư vú ngày càng cao. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú có thể là hấp thụ nhiều chất béo. Nhóm nghiên cứu New Hampshire đã chỉ ra rằng chất béo là nguyên nhân kích thích ung thư vú phát triển.

Mối quan hệ giữa chất béo và ung thư vú

Theo nhóm nghiên cứu, chất béo trong máu chính là nguồn dinh dưỡng của các tế bào ung thư vú. Do đó, tỉ lệ người mắc chứng béo phì mắc ung thư vú cao hơn người bình thường. Đặc biệt, chứng béo phì sẽ khiến quá trình điều trị ung thư vú trở nên kém hiệu quả hơn.

Theo giáo sư William Kinlaw – trưởng nhóm nghiên cứu, các tế bào ung thư vú  sử dụng cơ chế hấp thụ hạt mỡ giúp hấp thụ một lượng lớn chất béo từ máu. Điều đó sẽ dẫn đến việc tái lập trình trao đổi chất của các tế bào.  Do đó, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần lưu ý về hàm lượng chất béo có trong chế độ ăn uống. Chất béo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình điều trị ung thư vú.

Mối quan hệ giữa chất béo và ung thư vú

Ngoài ra, kết quả khảo sát 663 trẻ em từ 8-10 tuổi năm 2016 cho thấy hấp thụ nhiều chất béo làm tăng nguy cơ bị ung thư vú cao hơn. Nhiều nghiên cứu khác chỉ ra các loại thuốc ngăn chặn tế bào tự sản xuất chất béo không ảnh hưởng đến tế bào ung thư.

Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư vú

Chế độ ăn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị ung thư vú. Đặc biệt, nếu hấp thụ quá nhiều chất béo thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, để điều trị có hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân ung thư vú nên ăn theo chế độ dinh dưỡng sau:

Uống nước đều đặn

Một bệnh nhân ung thư vú cần uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày để bảo đảm sức khỏe tốt nhất. Bệnh nhân không được uống những chất lỏng chứa caffein như trà, cà phê,…

Ăn nhiều trái cây, rau xanh

Bên cạnh nước, bệnh nhân ung thư vú cũng cần ăn nhiều trái cây, rau xanh. Trái cây, rau xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân nên ăn bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, cải bắp và cải Brussels giàu dinh dưỡng…

Ăn nhiều trái cây, rau xanh

Ăn ngũ cốc nguyên hạt

Bên cạnh những thực phẩm trên, bệnh nhân cũng cần ăn ngũ cốc nguyên hạt để hấp thụ 25-30 gram chất xơ mỗi ngày. Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều carbohydrate, khoáng chất, chất phytochemical, vitamin, chất xơ cần thiết cho cơ thể. Nghiên cứu của Đại học Soochow cho rằng, lượng chất xơ cao có thể thay đổi hoạt động của hormone ung thư vú, giúp tăng hiệu quả quá trình điều trị.

Hấp thụ Protein

Bệnh nhân ung thư vú cần hạn chế ăn những thực phẩm ngâm muối, hun khói. Để hấp thụ protein, người bệnh nên ăn thịt gia cầm, các loại đậu, trứng cá, sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, đậu nành có chứa isoflavone – một loại chất góp phần chống ung thư. 

Không uống rượu

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh không được uống rượu. Vì uống rượu chính là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh và làm bệnh diễn biến xấu hơn. Khi khảo sát trên 105.986 phụ nữ, phụ nữ uống hơn 3 ly rượu mỗi tuần sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ không uống.

Không uống rượu

Ngoài ra, sau khi điều trị, bệnh nhân cũng cần duy trì cân nặng ổn định, tránh hiện tượng béo phì. Viện nghiên cứu khoa học sức khỏe Iran chỉ ra kích thước khối cơ thể có liên quan đến bệnh ung thư vú sau mãn kinh. Vì vậy, sau khi điều trị, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để cân bằng dinh dưỡng, giảm nguy cơ tái phát, duy trì cơ thể khỏe mạnh.

Leave a reply