Theo thống kê của bệnh viện Bạch Mai, tổng số ca mắc bệnh đau thần kinh tọa đứng thứ hai sau viêm khớp. Cơn đau thần kinh tọa có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể đi từ dưới thắt lưng đến ngón chân. Bệnh đau thần kinh tọa gây ra cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Mức độ đau sẽ tùy thuộc vào vị trí tổn thương và hướng lan của bệnh.

Người bị thoát vị đĩa đệm, đau xương cột sống, hẹp cột sống, một phần dây thần kinh bị chèn ép dễ mắc bệnh đau thần kinh tọa. Bệnh đau thần kinh tọa có thể gây ra viêm, đau, tê chân kéo dài.

Cơn đau thần kinh tọa có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa đều tự khỏi nhờ phương pháp điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên, những trường hợp liên quan yếu chân, thay đổi ruột, bàng quang có thể phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật.

Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng đau thần kinh tọa có thể dẫn đến yếu chi, tàn phế, ảnh hưởng đến cuộc sống. Do đó, bệnh nhân cần đi khám sớm nếu có một số dấu hiệu bệnh ban đầu.

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa

Dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa gần giống với bệnh đau lưng thông thường. Do đó, nhiều trường hợp bệnh diễn biến nặng mới đến khám vì tưởng chỉ bị đau lưng thông thường.

Khác với đau lưng thông thường, bệnh đau thần kinh tọa thường có những dấu hiệu:

Cơn đau lan xuống ngón chân

Vì dây thần kinh tọa chạy từ dưới lưng đến ngón chân nên người bệnh có thể cảm thấy đau nhức đến tận xuống ngón chân. Nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa là do dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc chèn ép, dẫn đến viêm…

Cơn đau thần kinh tọa thường xuất hiện ở cột sống thắt lưng lan ra mặt ngoài đùi, mặt ngoài cẳng chân, đến tận mắt cá chân và ngón chân. Một số trường hợp chỉ đau dọc chân, không đau cột sống, thắt lưng.

Một chân đau nhức

Tùy vào vị trí dây thần kinh tọa bị tổn thương thì vị trí đau cũng khác nhau. Bệnh đau thần kinh tọa thường chỉ đau ở một bên chân. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức một bên mông, một chân kéo dài, không điều trị bằng phương pháp thông thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như cột sống chấn thương gây chèn ép dây thần kinh tọa thì triệu chứng đau nhức có thể ảnh hưởng hai chân.

Một chân đau nhức

Hắt hơi, ho, cười làm cơn đau nặng hơn

Hắt hơi, ho không làm người bị đau lưng thông thường cảm thấy đau hơn. Do dây thần kinh bị tổn thương nên các hoạt động tăng áp lực lên dây thần kinh tọa sẽ cảm thấy đau đớn hơn dù chỉ là hắt hơi, ho, cười….

Người bệnh ngồi quá lâu một tư thế cũng tạo áp lực lên dây thần kinh tọa khiến cơn đau càng nặng hơn. Tùy vào tình hình sức khỏe của từng người, mức độ đau thần kinh tọa sẽ khác nhau, từ đau nhẹ, đau nhói đến đau buốt, khó chịu.

Bị thoát vị đĩa đệm

Có đến 90% trường hợp đau thần kinh tọa do hiện tượng thoát vị đĩa đệm gây ra. Thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở người lớn tuổi vì theo thời gian, đĩa đệm cột sống bị lão hóa và dễ tổn thương.

Khối thoái vị đĩa đệm sẽ chèn ép rễ dây thần kinh tọa dẫn đến đau nhức một bên chân, gây khó khăn trong sinh hoạt. Do đó, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có nguy cơ cao mắc bệnh đau thần kinh tọa.

Leave a reply