Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh vì hệ thống miễn dịch còn non yếu, chưa hoàn thiện. Do đó, nếu ba mẹ không phát hiện bệnh sớm, bệnh viêm phổi dần biến chứng, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh không chỉ dễ bị bệnh viêm phổi vào mùa đông mà còn có thể bị bất cứ mùa nào. Chỉ cần trẻ bị nhiễm lạnh thì trẻ có nguy cơ cao bị bệnh viêm phổi. Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh như:

– Trẻ có nguy cơ bị bệnh viêm phổi từ lúc chào đời do hít phân su, dịch tiết, nước ối bị nhiễm khuẩn của mẹ.

– Trẻ sinh non, các cơ quan chưa hoàn thiện nên dễ bị trào ngược dạ dày. Do đó, khi bú sữa mẹ, trẻ sơ sinh thường bị nôn trớ, hít sữa vào khí quản, gây tình trạng hụt hơi, thở gấp, tím tái.

– Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn Listeria, Coli, vi khuẩn Gram âm cũng có thê bị bệnh viêm phổi.

– Một số trường hợp gây ra bệnh viêm phổi có thể do bệnh viêm da, viêm khoang miệng, viêm dây rốn,….

– Trẻ sơ sinh ủ ấm quá mức sẽ dẫn dến mồ hôi khó thoát ra ngoài. Từ đó, mồ hôi sẽ thấm ngược lại vào phổi, gây ra các bệnh hô hấp, viêm phổi.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh?

Dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Theo thống kê, dấu hiệu của bệnh viêm phổi có thể nhầm lẫn với các dấu hiệu bệnh lý thường. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ, ba mẹ cũng có thể phát hiện bệnh viêm phổi thông qua một số dấu hiệu sau:

– Trẻ sơ sinh thường thở khò khè, ra tiếng.

– Trẻ thở nhanh liên tục, không đều.

– Trẻ thở gắng sức, lồng ngực lõm mỗi khi thở vào.

– Trẻ bỏ bú hoặc bú kém.

– Kèm theo các triệu chứng khác như sốt, môi tím tái, chướng bụng, nôn nhiều, khó thở….

Việc nhận biết dấu hiệu viêm phổi ở trẻ rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả của quá trình điều trị. Nếu chủ quan, không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, ngay khi bé có những dấu hiệu ban đầu, ba mẹ cần đưa bé đến phòng khám uy tín để kiếm tra sớm nhất có thể.

Dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Làm sao để điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ?

Để bé cảm thấy dễ chịu hơn, ba mẹ có thể dùng cách hít thở nước ấm cùng với vỗ lồng ngực. Đầu tiên, mẹ cho trẻ hít thở hơi nước trong vòng 10 phút. Trong khi đó, mẹ khum bàn tay vỗ nhẹ vào lồng ngực trẻ tại khu vực chuẩn đoán viêm phổi.

Mẹ nên thực hiện phương pháp trên khoảng 4-6 lần liên tục mỗi ngày. Phản xạ ho của bé giúp đẩu đờm ra ngoài nhanh chóng. Do đó, mẹ chỉ nên sử dụng thuốc ức chế ho trong trường hợp cần thiết.

Để ngăn ngừa sự lây lan vi khuẩn, vi-rút, mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé cũng như bản thân. Lưu ý, rửa tay trước và sau ăn, hạn chế tiếp xúc nhiều với người bệnh viêm phổi.

Mẹ cũng có thể cho bé tiêm phòng phế cầu khuẩn – một trong những “thủ phạm” chính gây ra viêm phổi. Tuy nhiên, chỉ trẻ trên 2 tuổi mới có thể tiêm vắc-xin này.

Bên cạnh đó, ba mẹ cần quan sát ranh giới giữa bụng và ngực để kiểm tra bé có bị lõm vào khi hít thở không? Ba mẹ sẽ đặt bé nằm ngang lòng mẹ hoặc nằm ngang trên giường (lúc nằm yên hoặc khi ngủ).

Nếu trẻ co rút lồng ngực thì chứng tỏ nguy cơ mắc viêm phổi nặng, cần đưa đến bệnh viện điều trị sớm.

Leave a reply