Thông thường, chu kì kinh nguyệt sẽ tạm ngưng trong suốt thời gian mang thai. Nhưng việc có kinh nguyệt trong khi mang thai vẫn bất khả thi với tỉ lệ thấp.

Không thể có kinh trong lúc mang thai

Chu kì kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh với tinh trùng. Khi trứng không được thụ tinh, nồng độ kích thích tố trong cơ quan sinh sản giảm. Lớp niêm mạc tử cung bong ra, gây chảy máu ngoài âm đạo. Do đó, kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kì.

Nếu trứng được thụ tinh, niêm mạc tử cung dày lên để tạo điều kiện thuận lợi cho trứng “làm tổ”. Do đó, chậm kinh là dấu hiệu mang thai sớm, dễ nhận biết nhất. Tuy không thể có kinh trong khi mang thai nhưng mẹ bầu vẫn có thể bị chảy máu vì một số nguyên do.

Không thể có kinh trong lúc mang thai

Nguyên nhân chảy máu khi mang thai

Nhiều mẹ bầu trong giai đoạn đầu gặp hiện tượng chảy máu khi mang thai. Điều này khiến mẹ bầu lo lắng không biết vì sao và sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu ra máu âm đạo gồm:

Trong tam cá nguyệt thứ nhất

Chảy máu âm đạo khá phổ biến trong kì tam cá nguyệt đầu tiên. Nhau thai bám thành công vào tử cung khiến mẹ ra máu lốm đốm chứ không nhiều như kinh nguyệt. Mọi người thường gọi máu này là máu báo thai.

Một số nguyên nhân khác gây chảy máu trong ba tháng đầu là mang thai ngoài tử cung, nhiễm trùng, xuất huyết hoặc tụ máu dưới màng đệm, sảy thai, bệnh nguyên bào nuôi,…

Sau tuần thứ 20

Nhiều mẹ bầu lo lắng khi sau 3 tháng đầu mà vẫn còn chảy máu âm đạo. Đến tuần thứ 20, mẹ bầu vẫn có thể chảy máu âm đạo vì những lý do sau:

  • Thủ thuật khám cổ tử cung: có thể làm chảy máu nhẹ âm đạo và không để lại ảnh hưởng gì.
  • Nhau tiền đạo: hiện tượng nhau thai bám gần hoặc trên lỗ cổ tử cung.
  • Chuyển dạ hoặc sinh non: cổ tử cung giãn và tử cung co lại để thai nhi có thể đi xuống. Quá trình này dễ gây chảy máu âm đạo.
  • Quan hệ tình dục: phụ nữ có thể quan hệ tình dục trong khi mang thai nếu thai nhi không có vấn đề gì. Trong khi gần gũi cùng chồng, mẹ bầu có thể chảy máu nhẹ.
  • Vỡ tử cung: là hiện tượng tử cung bị rách khi chuyển dạ, ít xảy ra.
  • Nhau bong non: nhau thai tách khỏi tử cung trước khi sinh em bé.

Nguyên nhân chảy máu khi mang thai

Mẹ bầu bị chảy máu âm đạo có nên đi khám không?

Chảy máu âm đạo không phải là hiện tượng hiếm gặp khi mang thai. Mẹ bầu không nên quá lo lắng làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ sớm nhất có thể nếu bị chảy máu âm đạo.

Đặc biệt, mẹ bầu nên đi khám nếu có những hiện tượng sau:

  • Dịch âm đạo có màu đỏ tươi, chảy nhiều máu, cần dùng băng vệ sinh.
  • Máu chảy nhiều hoặc có cục máu đông như kinh nguyệt.
  • Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu.
  • Vùng bụng đau dữ dội, khó chịu, bị sốt kèm theo.
  • Vùng xương chậu đau nhức, khó chịu.

Hiện tượng chảy máu âm đạo làm nhiều mẹ bầu nghĩ rằng mình có kinh trong lúc mang thai. Tuy nhiên, hiện tượng này không thể xảy ra. Do đó, mẹ bầu nên đi khám để xác định nguyên nhân chính xác, có hướng khắc phục kịp thời nếu bị chảy máu bất thường.

Các bài viết của Phòng khám Quốc tế Quang Thanh chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế điều trị và chẩn đoán y khoa. Do đó, mẹ bầu cần đến Phòng khám Quốc tế Quang Thanh để được tư vấn, chẩn đoán chính xác nhất.

KeoNhaCai – Tỷ Lệ Kèo Nhà Cái – Kèo bóng đá trực tuyến

Keonhacai ⭐ tỷ lệ kèo nhà cái, kèo bóng đá trực tuyến: kèo châu á, kèo châu âu, kèo hiệp 1, kèo tỷ số, kèo tài xỉu, tỷ lệ macao, malay..

Việc theo dõi tỷ lệ kèo nhà cái, kèo bóng đá trực tuyến là điều không thể thiếu của mỗi người chơi cá cược bóng đá, vì khi tham khảo keonhacai trực tiếp và đọc thế trận của trận đấu từ đó mới có thể đưa ra những dự đoán kết quả thật chính xác.

Bảng kèo nhà cái cập nhật đầy đủ tỷ lệ kèo bóng đá của tất cả các trận đấu bóng đá diễn ra trên thế giới. Kèo nhà cái của các nhà cái bóng đá lớn và uy tín hiện nay như nhà cái bóng đá FB9  – nhà cái bóng đá 

Leave a reply