Trong thời kì mang thai, mẹ bầu dễ bị phù chân gây khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt. Phù chân có nguy hiểm đến thai nhi không? Làm sao để giảm sưng chân cho mẹ bầu? Cùng Phòng khám quốc tế Quang Thanh tìm hiểu cách giảm phù chân qua bài viết sau nhé!

Nguyên nhân mẹ bầu thường bị phù chân trong quá trình mang thai?

Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là cuối thai kì, cơ thể cần sản sinh nhiều dịch hơn để cung cấp dưỡng chất cho bé. Bên cạnh đó, dịch giúp các cơ mềm hơn để bé phát triển tốt hơn và sẵn sàng cho thời điểm sinh nở.

Vì vậy, mẹ bầu thường tăng 25% cân nặng trong suốt thai kì. Vị trí phù có thể xuất hiện ở mặt, ngực, tay, chân… Tình trạng phù tăng lên theo thời gian và biểu hiện rõ ràng nhất trong 3 tháng cuối thai kì.

Ngoài nguyên nhân trên, một số nguyên nhân khác gây ra hiện tượng phù chân trong thai kì:

– Thai nhi càng lớn gây áp lực lên ổ bụng và vùng chậu, tĩnh mạch bị ứ trệ. Do vậy, vùng chi dưới lưu thông máu kém nên dẫn đến hiện tượng phù chân.

– Cơ thể nặng nề, di chuyển khó khăn khiến mẹ bầu ngại vận động, nằm và ngồi nhiều. Mặt khác, đứng quá lâu, hoạt động nhiều cũng làm tăng áp lực lên ổ bụng.

– Trong thời kì mang thai, cơ thể mẹ bầu bị rối loạn tiết tố dẫn đến chứng giãn nở tĩnh mạch, lưu thông máu kém nên chân bị phù.

– Đối với mẹ bầu trên 40 tuổi hoặc có tiền sử tiền sản giật, bệnh lý nền, cao huyết áp…., mẹ dễ bị phù chân khi mang thai. Khi đó, mẹ bầu nên đến phòng khám để theo dõi thường xuyên.

– Sinh đa thai, béo phì, tăng cân, kém vận động….

Nguyên nhân mẹ bầu thường bị phù chân trong quá trình mang thai?

Mẹ bầu bị phù chân có nguy hiểm không?

Hiện tượng phù chân thông thường không nguy hiểm đến thai nhi và mẹ bầu. Nhưng mẹ bầu không nên chủ quan vì hiện tượng phù chân có thể cảnh bảo bệnh nguy hiểm. Mẹ bầu nên phân biệt dấu hiệu phù sinh lý và phù bất thường:

Mẹ bầu thường bị phù sinh lý xuất hiện vào khoảng 3 tháng cuối kì mang thai. Đối với phù sinh lý, mẹ bầu sẽ bị phù hai chân. Triệu chứng phù chân sẽ giảm khi mẹ bầu nghỉ ngơi hợp lí.

Nếu mẹ bầu bị phù thường xuyên, kéo dài kèm theo dấu ấn lõm thì mẹ bầu nên cẩn thận. Dù mẹ bầu nghỉ ngơi thì tình trạng phù chân cũng không thuyên giảm. Đồng thời, mẹ bầu còn có triệu chứng khó thở, chóng mặt, mắt mờ, đau đầu…

Bên cạnh đó, tình trạng phù còn cảnh báo nguy cơ mắc tiền sản giật, có khả năng gây tử vong cho mẹ và bé. Vì vậy, nếu có những dấu hiệu bất thường trên, mẹ bầu nên đi khám ở bệnh viện uy tín để được theo dõi, chẩn đoán.

Mẹ bầu bị phù chân có nguy hiểm không?

Làm sao để giảm hiện tượng phù chân cho mẹ bầu?

Hầu hết mẹ bầu nào đều bị phù chân trong thời kì mang thai. Nhưng hiện tượng phù chân khiến mẹ bầu sinh hoạt, đi lại khó khăn. Để giảm hiện tượng phù chân, mẹ bầu nên lưu ý những điều sau:

– Không nên ăn muối: mẹ bầu không nên ăn mặn, chỉ nên ăn thanh đạm, vừa phải. Hấp thụ nhiều muối khiến cơ thể tích trữ lượng nước lớn, gây suy thận, viêm bàng quang…

– Bổ sung Kali vào khẩu phần ăn: Kali giúp ổn định lượng dịch cơ thể, giảm hiện tượng sưng phù chân. Mẹ bầu nên ăn thêm chuối, sữa chua, cá hồi, khoai lang, cải bó….

– Uống đủ nước: mẹ bầu nên uống đủ 2,4 lít nước/ngày để đào thải Natri dư thừa và các độc tố khác.

– Không nên uống cà phê: cà phê khiến mẹ bầu bị rối loạn điện giải, khiến cơ thể bị tích nước, cản trở sự phát triển của thai nhi.

– Thường xuyên vận động vừa sức để tăng độ bền, dẻo dai,…

– Nên nằm nghiêng trái hoặc kê cao chân để cải thiện lưu thông máu, giảm sưng phù.

– Xoa bóp chân với lực nhẹ nhàng để thư giãn cơ, giảm sưng.

Leave a reply