Nhiều mẹ bầu 3 tháng thường bị táo bón, gây khó khăn trong sinh hoạt. Triệu chứng táo bón trong 3 tháng đầu có thể không trầm trọng nhưng ảnh hưởng xấu tới mẹ và con.

Nguyên nhân thai phụ dễ bị táo bón trong 3 tháng đầu

Vì hiện tượng táo bón khi mang thai ba tháng đầu phổ biến nên nhiều thai phụ thường không quan tâm, tìm hiểu. Hiện tượng táo bón xảy ra do những nguyên nhân sau:

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể tiết ra nhiều progesterone – một loại hormone thai kỳ. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến nhu động ruột, hoạt động của hệ tiêu hóa và quá trình đẩy chất thải ra bên ngoài. Do vậy, nhiều thai phụ thường bị táo bón trong 3 tháng đầu mang thai.

Ít vận động

Trong giai đoạn mang thai đầu, thai phụ cần cẩn thận khi đi lại, vận động để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Thai phụ nên đi lại nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh. Điều này khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn

Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Khi mới mang thai, hiện tượng ốm nghén khiến thai phụ không thể ăn uống được gì hoặc chỉ ăn được vài món nhất định. Lượng chất được hấp thụ vào trong cơ thể ít khiến hoạt động của các bộ phận, nhu động ruột,… kém, việc đẩy chất thải ra ngoài khó khăn hơn. Đó là một trong những lý do thai phụ bị táo bón.

Bổ sung vi chất không đúng cách

Trong 3 tháng đầu, thai phụ thường bổ sung canxi và sắt theo dạng viên uống. Khi đó, cơ thể cần có một lượng nước lớn mới có thể hấp thụ được 2 loại thuốc bổ này. Nếu như cơ thể không hấp thụ hết, lượng sắt và canxi thừa sẽ bị đào thải theo đường đại tiện gây táo bón.

Nguyên nhân thai phụ dễ bị táo bón trong 3 tháng đầu

Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Hiện tượng táo bón khi mang thai trong 3 tháng đầu không quá nguy hiểm đến tính mạng của mẹ. Tuy nhiên, táo bón ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ và chất lượng cuộc sống. Táo bón kéo dài có thể dẫn đến đẻ non, suy dinh dưỡng, thậm chí là sảy thai….

Ngoài ra, táo bón trong 3 tháng đầu làm tăng nguy cơ bị trĩ, sa trực tràng, đau bụng, khó chịu, đại tiện ra máu, hậu môn đau rát… Ngoài ra, thai phụ còn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó chịu… Các triệu chứng đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Thậm chí, táo bón kéo dài còn gây ra hậu quả sau:

– Thai phụ dễ bị sảy thai, sinh non.

– Phân tích tụ lâu trong cơ thể khiến hấp thụ ngược lại chất độc phenol, indol, amoniac,…

– Gây tâm lý mệt mỏi, dễ cáu gắt, lo lắng.

– Thai bị suy dinh dưỡng, giảm đề kháng.

Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Biện pháp phòng tránh táo bón khi mang thai

Bệnh táo bón khi mang thai 3 tháng đầu gây khó chịu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu cần áp dụng phương pháp điều trị ở trong giai đoạn đầu thai kì:

Khi bị táo bón trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần thực hiện phương pháp điều trị sau:

– Uống đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể dễ đào thải chất độc ra ngoài.

– Tránh dùng loại đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu, trà….

– Bổ sung đầy đủ probiotic và prebiotic hỗ trợ lên men ở ruột già, bổ sung lợi khuẩn.

– Ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung đủ chất xơ.

– Ngừng sử dụng dầu khoáng, đồ ăn nhuận tràng, các loại thuốc.

– Tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng để đảm bảo cơ thể dẻo dai.

– Sử dụng thuốc bổ đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Chia nhỏ viên sắt, canxi để uống nhiều lần, uống nhiều nước.

– Vệ sinh cá nhân hàng ngày, đảm bảo hậu môn sạch sẽ.

 

Leave a reply