Do sức đề kháng yếu nên người cao tuổi dễ bị ho có đờm mỗi khi giao mùa. Nếu tình trạng này kéo dài không có dấu hiệu khỏi thì người cao tuổi cần hết sức đề phòng. Vì ho có đờm kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Tình trạng ho có đờm kéo dài ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Ho là một phản xạ bình thường của cơ thể, giúp đẩy dị vật, bụi, tác nhân xâm nhập vào đường hô hấp ra bên ngoài. Đờm là chất tiết của đường hô hấp gồm bạch cầu mủ, hồng cầu, chất nhầy,… Đờm là hậu quả của các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm khí quản, hen phế quản, viêm mũi,….

Bệnh ho có đờm có thể là bệnh cấp tính hoặc bệnh mạn tính. Khi bệnh nhân ho có đờm kéo dài trên 3 tuần thì bệnh chuyển sang bệnh ho mạn tính, cần điều trị kịp thời.

Hầu hết tình trạng ho có đờm đều do nguyên nhân lành tính, có thể chữa trị khỏi dễ dàng. Nhưng bệnh nhân đều chủ quan, không khám bệnh dẫn đến tình trạng trở nên xấu hơn, đặc biệt đối với người cao tuổi.

Tình trạng ho có đờm kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh lao phổi, bệnh giãn phế quản thể ướt…

Tình trạng ho có đờm kéo dài ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Ho có đờm do bệnh cấp tính

Không phải bệnh cấp tính nào cũng nguy hiểm đối với người bệnh. Người cao tuổi có thể bị ho có đờm khi bị cảm lạnh, viêm xoang, viêm amiđan, viêm họng mũi cấp,… Khi bị viêm xoang, xoang bị viêm tắc kèm theo nghẹt mũi khiến các chất nhầy chảy xuống mặt sau cổ họng.

Vào ban đêm, chất nhầy bị ứ đọng lại cùng với nghẹt mũi khiến khó chịu, kích thích gây ho. Vì vậy, bệnh nhân thường ho nhiều hơn vào ban đêm.

Ho có đờm do bệnh mãn tính

Viêm phế quản mãn tính là nguyên nhân gây ra ho có đờm kéo dài, gây khó chịu. Bệnh viêm phế quản mãn tính là bệnh hô hấp có nhiều đờm nhớt trong phế quản. Người bệnh có thể ho khạc đờm liên tục hoặc kéo dài theo từng đợt.

Ở giai đoạn đầu, đờm sẽ có màu trắng đục, nhớt. Về sau, đờm chuyển sang màu vàng do trong đờm chứa tụ cầu vàng hoặc màu xanh do trực khuẩn mủ xanh.

Ho có đờm do bệnh giãn phế quản

Bệnh giãn phế quản do bệnh viêm phế quản cấp không được điều trị dứt điểm. Nếu không phát hiện sớm, bệnh giãn phế quản có thể lan rộng ra gây áp xe phổi. Nguy hiểm hơn, bệnh giãn phế quản còn gây ra mủ phổi, mủ phế quản, khí phế thũng, xơ phổi kèm theo tình trạng ho có đờm kéo dài. Đờm của bệnh giãn phế quản có màu trắng đục giống mủ, đóng thành từng khuôn.

Ho có đờm do bệnh giãn phế quản

Ho có đờm do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bên cạnh những bệnh trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm kéo dài. Bệnh nhân thường khạc đờm màu trắng đục. Bệnh thường xuất hiện ở những người sống làm việc trong môi trường độc hại hoặc có thói quen hút thuốc lá.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể nhầm lẫn với bệnh hen suyễn (gây khó thở, ho khan, nhiều đờm). Khi khạc được đờm, bệnh hen suyễn sẽ giảm dần, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Còn bệnh phổi tắc nghẽn cần có bác sĩ theo dõi và điều trị. Nếu không, bệnh sẽ biến chuyển thành bệnh khí phế thũng, gây ho nhiều đờm kéo dài.

Ho có đờm do bệnh lao phổi, áp xe phổi

Bệnh lao phổi khiến bệnh nhân ho thường xuyên, nhiều đờm trong cổ họng. Đờm có màu trắng đục giống sữa, có thể lẫn máu.

Khi mắc bệnh áp xe phổi, nếu ho mạnh, bệnh nhân có thể bị ọc mủ có mùi hôi khó chịu. Bệnh áp xe phổi gây tổn thương phổi nặng, cần thực hiện phẫu thuật loại bỏ ổ mủ áp xe.

Bệnh viêm phổi cũng gây ra tình trạng ho có đờm kéo dài với đờm màu gỉ sét, vàng. Bệnh nhân cảm thấy đau ở vùng phổi bị viêm, gây suy hô hấp, có thể tử vong nếu phát hiện muộn.

Leave a reply