Nhiều người có thói quen vệ sinh tai bằng cách thường xuyên ngoáy tai. Tuy nhiên, tai là một bộ phận nhạy cảm. Khi đưa vật thể lạ vào bên trong, tai có thể bị tổn thương, thậm chí ảnh hưởng thính giác.

Nhiều người cho rằng tăm bông mềm, êm ái nên không gây tổn hại đến tai. Thực tế, những chấn thương thùng màng nhĩ, ống tai ngoài, viêm tai giữa…. đều do thói quen ngoáy tai bằng tăm bông.

Hiểm họa khôn lường từ thói quen ngoáy tai thường xuyên

Ráy tai là chất bã được tiết ra từ các tuyến của ống tai ngoài. Tùy thuộc vào cơ địa từng người, ráy tai có thể khô hoặc ướt. Ráy tai giúp bảo vệ thành ống tai, ngăn chặn vi khuẩn, nấm tấn công vào ống tai ngoài, đe dọa thính giác.

Ráy tai sẽ dần khô và tự bong ra rồi di chuyển từ trong ra ngoài. Từ đó, bạn không cần dùng tăm bông vệ sinh tai mà tai có cơ chế tự vệ sinh. Lấy ráy tai khi cắt tóc tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến nhiễm vi khuẩn. Vì dụng cụ lấy ráy tai kém vệ sinh, dùng cho nhiều người.

Vì vậy, khách đến lấy ráy tai tại tiệm cắt tóc có thể bị nấm, viêm nhiễm ống tai, hay thậm chí có thể là HIV/AIDS. Thợ cắt tóc còn cạo nhẵn hệ thống lông tơ trong ống tai, từ đó bụi, vi khuẩn nước xâm nhập vào gây nhiễm trùng tai.

Do không có kiến thức về vệ sinh tai đúng cách, một số người thường dùng tăm bông, móc ráy tai, móng tay để ngoáy tai. Điều này có thể gây ra chảy máu, trầy xước, nhiễm trùng, thủng màng nhĩ, ù tai,…

Theo thống kê, có đến 65% trường hợp bị chấn thương ống tai ngoài và thủng màng nhĩ do thói quen ngoáy tai hàng ngày. Vì vậy, bạn không nên chủ quan vệ sinh tai bằng cách ngoáy tai.

Hiểm họa khôn lường từ thói quen ngoáy tai thường xuyên

Cách vệ sinh khoa học, hiệu quả, an toàn với tai

Tai bị ngứa ngáy khó chịu, tức là phần ống tai ngoài bị tổn thương. Vì vậy, bạn càng ngoáy thì phần tổn thương càng lan rộng và trở nên nặng nề hơn.

Thay vì vậy, khi bị ngứa tai, bạn chỉ nên xoa bóp nhẹ vàng tai, day day vào nắp tai. Bạn không nên vội ngoáy tai khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn thực hiện điều trên nhiều lần mà tình trạng ngứa tai không giảm, vẫn diễn ra thường xuyên thì bạn nên đi khám bác sĩ.

Với chuyên môn, kinh nghiệm, kiến thức y khoa của mình, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác và xử lí vệ sinh tai đúng cách. Khi đi bơi, nếu nước vô tình vào tai gây ù tai khó chịu, bạn nên nghiêng đầu về từng bên. Đồng thời, bạn day nhẹ vào nắp tai để nước bên trong từ từ chảy ra.

Cách vệ sinh khoa học, hiệu quả, an toàn với tai

Sau đó, bạn sử dụng tăm bông khô và sạch đặt vào ống tai trong vòng 5 phút. Bạn không nên dùng tăm bông để ngoáy tai vì điều này sẽ khiến nước bị đẩy vào sâu bên trong tai.

Bạn chỉ đặt tăm bông ở bên ngoài để thấm khô nước bên trong. Từ đó, bạn không còn cảm giác ù tai và tai bạn được bảo vệ an toàn.

Bạn chỉ nên sử dụng thuốc nhỏ tai khi được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng. Những thuốc nhỏ tai là những loại thuốc dùng khi màng nhĩ không thủng, điều trị bệnh lý nhẹ bên ngoài.

Nếu sau khi ngoáy tai, tai bạn bị chảy máu thì bạn nên đến các cơ sở phòng khám uy tín. Nếu không đi khám, chấn đoán, điều trị kịp thời thì chảy máu tai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe của bạn.

Do đó, bạn không nên chủ quan, bỏ qua triệu chứng tai chảy máu.

Đối với trường hợp nhẹ, bác sĩ chỉ định đặt thuốc và nhỏ thuốc tại chỗ. Đối với trường hợp nặng, bạn sẽ cần dùng thêm kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và nhỏ thuốc tại chỗ.

Leave a reply