Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu, liên quan đến hiện tượng thai nghén ở phụ nữ. Vì vậy, mẹ bầu cần nắm rõ về tiền sản giật, nguyên nhân và cách điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe của mình.  

Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân, thường xuất hiện trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Theo thống kê, tỉ lệ thai phụ mắc bệnh tiền sản giật khoảng 5-8%. Thai phụ mắc tiểu đường, bệnh thận, basedow có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các thai phụ khác.

Nguyên nhân gây ra tiền sản giật

Tiền sản giật có thể kéo dài đến vài giờ, vài tuần tùy thuộc vào sức khỏe của sản phụ. Bệnh lý tiền sản giật có thể xảy ra khi có những yếu tố sau:

– Người nhà thai phụ từng bị tiền sản giật hoặc thai phụ từng bị tiền sản giật ở lần mang thai trước.

– Thai phụ bị tăng cân, gây ra béo phì trong giai đoạn mang thai.

– Thai phụ có tiền sử bị bệnh tiểu đường, bệnh thận, rối loạn khó đông máu.

– Thai phụ không được đảm bảo về chế độ dinh dưỡng.

– Thai phụ bị tổn thương mạch máu.

– Tử cung và nhau thai bị thiếu máu.

– Thai phụ mang đa thai.

Nguyên nhân gây ra tiền sản giật

Triệu chứng của tiền sản giật

 Nhiều thai phụ không biết về triệu chứng của tiền sản giật nên chủ quan bỏ qua mà không thăm khám bác sĩ. Điều này rất nguy hiểm vì chính những dấu hiệu nhỏ đó cảnh báo về bệnh lý thai phụ có thể mắc phải. Thai phụ nên đi thăm khám bác sĩ nếu có những triệu chứng sau:

Tay, mặt bị sưng

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể của sản phụ có thể bị sưng ở một số bộ phận. Điều này hay thường gặp ở mẹ bầu, được coi là phản ứng bình thường, không cần lo lắng nhiều. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị sưng ở vùng xung quanh mắt hoặc sưng tay thì mẹ bầu cần lưu ý.

Tay hoặc mặt bị sưng là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo nguy cơ cao thai phụ bị mắc tiền sản giật. Do đó, khi gặp triệu chứng này, thai phụ nên đi thăm khám sớm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Bị tăng cân, béo phì

Khi mang thai, thai phụ thường được bồi bổ nhiều dưỡng chất, dinh dưỡng để nuôi thai nhi bên trong. Do đó, thai phụ dễ bị tăng cân, mất dáng, thậm chí có thể bị béo phì.

Nhưng việc tăng cân mất kiểm soát cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo về bệnh tiền sản giật. Nếu thai phụ tăng 5kg mỗi tháng mà không rõ nguyên nhân, thai phụ cần lập tức đến bệnh viện thăm khám sớm nhất.

Bị tăng cân, béo phì

Bị đau nhức đầu dài ngày

Vì mang thai nên mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, nặng nề, ì người, dễ bị căng thẳng. Nếu mẹ bầu bị đau đầu thường xuyên, kéo dài lâu, sử dụng thuốc giảm đau không tác dụng thì mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay để khám. Triệu chứng này không xuất hiện nhiều và không làm ảnh hưởng lớn đến thai phụ và thai nhi.

Thường xuyên buồn nôn

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu thường có cảm giác buồn nôn, khó chịu, chướng bụng, thường hay nôn mửa. Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu, mẹ bầu vẫn còn triệu chứng này thì nên đi khám bác sĩ. Bởi vì triệu chứng buồn nôn, nôn mửa cũng là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật.

Thường xuyên buồn nôn

Bị hoa mắt, mắt mờ

Hoa mắt, mất thị lực là dấu hiệu cảnh báo quan trọng, cần được kiểm tra sớm. Khi có dấu hiệu hoa mắt, xuất hiện đốm sáng, bạn nên yêu cầu người thân chở tới phòng khám, bệnh viện uy tín để kiểm tra.

Khó thở tức ngực

Khi cảm thấy khó thở, tức ngực không rõ nguyên nhân, thai phụ nên đến cơ sở y tế sớm. Vì đây là một trong những dấu hiệu cảnh bảo bệnh tiền sản giật.

Khó thở tức ngực là dấu hiệu tiền sản giật

Điều trị tiền sản giật như thế nào?

Đối với mỗi mức độ nặng nhẹ, thai phụ được điều trị theo cách khác nhau. Điều đó giúp đảm bảo sức khỏe của thai phụ và thai nhi, tránh các biến chứng về sau.

Đối với tiền sản giật nhẹ

Vì mức độ nhẹ nên thai phụ được điều trị ngoại trú, cần được đo huyết áp 2 lần mỗi ngày. Khi bị tiền sản giật nhẹ, thai phụ nên nghỉ ngơi nhiều hơn và nằm nghiêng về phía bên trái để tránh chèn ép thai nhi.

Thai phụ cần được chăm sóc, theo dõi sát sao, phải nhập viện nếu bệnh càng ngày càng nặng hơn. Mỗi ngày, mẹ bầu cần uống đủ 2-3 lít nước, tránh ăn mặn, ăn nhiều đạm hơn.

Điều trị tiền sản giật như thế nào?

Đối với tiền sản giật nặng

Khi bị tiền sản giật nặng, thai phụ nên nhập viện ngay để được bác sĩ theo dõi sát sao, điều trị sớm. Tiền sản cần đo huyết áp ngày 4 lần, kiểm tra cân nặng và protein niệu, xét nghiệm, siêu âm, theo dõi chỉ số tim thai hàng ngày.

Khi điều trị nội khoa, thai phụ cần nằm nghiêng bên trái để tránh chèn ép thai nhi, dùng thuốc hạ huyết áp. Ngoài ra, thai phụ cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên dùng thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu thai phụ không thể dùng những biện pháp điều trị phù hợp thì cần chấm dứt thai kì ở mọi tuổi thai. Bệnh nhân cần ổn định tâm trạng khoảng 24-48 giờ trước khi tiến hành. Nếu điều kiện đáp ứng, thai phụ có thể sinh con. Khi có chỉ định của sản khoa, bác sĩ sẽ mổ lấy thai hoặc nhanh chóng chấm dứt thai kì.

Leave a reply