Trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện hệ tiêu hóa nên thức ăn dễ ứ đọng trong dạ dày, từ đó gây ra hiện tượng trào ngược thực quản dạ dày.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì?
Cơ vòng thực quản dưới trong tâm vị giúp ngăn trào ngược sữa từ dạ dày lên thực quản. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, các cơ van còn yếu và xốp nên khó ngăn được sữa và không khí dâng lên, trào ngược ra ngoài. Vì vậy, hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh thường xuyên xảy ra.
Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bị trào ngược dạ dày do dạ dày của trẻ sơ sinh năm ngang. Trẻ nuốt hơi trong khi bú mẹ và được đặt nằm ngang hoặc nghiêng một bên cũng khiến trẻ bị nôn trớ sữa.
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất thấp, không có hiện tượng kèm theo thì đây là trào ngược sinh lí. Hiện tượng trào ngược sinh lí sẽ giảm dần theo thời gian, không gây biến chứng nguy hiểm nào.
Tuy nhiên, nếu hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra thường xuyên, kéo dài, gây ra triệu chứng lâm sàng ở nhiều mức độ thì đây là trào ngược dạ dày bệnh lí. Trào ngược dạ dày bệnh lí khiến trẻ chậm lên cân, gầy gò, biếng ăn, bị khò khè, viêm phổi kéo dài… Khi đó, ba mẹ cần đưa trẻ đến phòng khám uy tín để bác sĩ chẩn đoán, đưa ra hướng điều trị kịp thời.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Hiện tượng trào ngược sinh lí xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh, không gây ra biến chứng nguy hiểm về sau. Tuy nhiên, ba mẹ không nên chủ quan vì dấu hiệu của trào ngược dạ dày sinh lí gần giống dấu hiệu của trào ngược dạ dày bệnh lí.
Nếu không điều trị kịp thời thì trào ngược dạ dày bệnh lí ở trẻ sơ sinh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm sau:
– Viêm thực quản: trào ngược dạ dày có thể gây ra viêm thực quản với các mức độ khác nhau, thậm chí có thể dẫn đến barrett thực quản, ung thư thực quản,…
– Ảnh hưởng hệ hô hấp: trào ngược dạ dày bệnh lí khiến trẻ dễ bị ho, khò khè kéo dài. Khi bệnh chuyển biến nặng, các phương pháp điều trị thông thường không làm thuyên giảm triệu chứng bệnh. Trẻ cũng bị hen suyễn, khàn tiếng,… gây khó khăn trong sinh hoạt, giao tiếp.
– Trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày dễ bị các vấn đề tai-mũi-họng như viêm tai, mòn răng, viêm xoang, ù tai,….
– Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày ở trẻ còn làm trẻ khó lên cân, sụt cân, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, biếng ăn,…
– Trong một số trường hợp, trẻ bị trào ngược dạ dày nhiều lần sẽ dễ nghẹt thở, tím tái, khó chịu. Khi đó, ba mẹ cần đưa bé đến phòng khám uy tín để được điều trị kịp thời.
Chăm sóc trẻ trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản sinh lí là hiện tượng nhất thời ở giai đoạn đầu đời. Hiện tượng này sẽ tự khỏi theo thời gian, không để lại biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, ba mẹ có thể thực hiện cách sau đây để bé cảm thấy dễ chịu:
– Với trẻ bú trực tiếp: cho trẻ bú vú bên trái trước, lượng sữa trong dạ dày ít nên có thể nằm nghiên phải. Sau khi dạ dày nhiều sữa, mẹ chuyển sang cho bé vú bên phải, bé nghiêng bên trái để sữa dễ dàng đi xuống.
– Với trẻ bú bình: cha mẹ nên đặt bình sao cho núm vú luôn đầy sữa và tránh cho bé bú khi đang quấy khóc. Khi bé bú xong, ba mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng trong 15-20 phút. Cha mẹ có thể giúp bé ợ hơi bằng cách đặt ngực bé áp vào một bên ngực mẹ, mặt bé kề lên vai mẹ và vỗ nhẹ lưng. Lưu ý, hạn chế cho bé bú nằm vì có thể gây sặc, nôn trớ, trào ngược.
Leave a reply