Hiện nay, có khoảng 75% trẻ em bị mắc bệnh viêm tai giữa ít nhất một lần khi 3 tuổi. Viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết thất thường, có thể gây ra nguy cơ trẻ chậm nói.

Viêm tai giữa là bệnh viêm cấp do dịch trong hốc xương tai bị ứ đọng và gây ra nhiễm trùng.

Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa

Các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa gần giống với các bệnh lý thông thường khác. Do đó, khi trời mưa hoặc thời tiết thay đổi, các ba mẹ cần lưu ý nếu bé có những dấu hiệu sau:

– Sốt cao đột ngột hơn 39 độ C.

– Bứt rứt, khó chịu, khóc lóc khi bị đặt nằm xuống.

– Tìm cách kéo tai và cọ tai vào người bạn.

– Hầu như không có phản ứng với các âm thanh môi trường xung quanh.

– Có dịch hoặc mủ chảy ra từ tai bé vì màng nhĩ bị vỡ.

– Mủ và mảng dịch đóng vảy xung quang.

– Mất thăng bằng hoặc nghiêng đầu một bên.

Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa có thể xuất hiện ở bé vì những lý do sau:

– Hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu, chưa phát triển đầy đủ nên không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

– Cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh. Vì ống thính giác (cho phép chất lỏng tạp chất ra ngoài) của bé ngắn hơn người lớn nên thường hay bị tắc.

– Ngoài ra, nguyên nhân gây ra bệnh cũng có thể do các biến chứng từ bệnh lý tai mũi họng khác như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang….

Bệnh viêm tai giữa rất nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Nếu không điều trị, thính lực của trẻ bị suy giảm dần và có thể dẫn đến điếc vĩnh viễn. Hơn nữa, bệnh viêm tai giữa còn dẫn đến nhiều biến chứng khác như thủng màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm, xơ hóa màng nhĩ… Do thính lực yếu, không nghe được người lớn nói chuyện nên bé có nguy cơ bị chậm nói, không thể bắt chước nói. Do đó, khi trẻ có những biểu hiện bệnh, ba mẹ cần đưa bé đi khám và điều trị sớm nhất.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa

Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm tai giữa

Vì bé bị viêm tai giữa nên tai của bé khá yếu. Ngoài việc điều trị tại bệnh viện, ba mẹ cũng cần biết cách chăm sóc bé ở nhà như sau:

Thường xuyên vệ sinh tai – mũi – họng cho bé

Ba bộ phận tai – mũi – họng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, khi bé bị viêm tai giữa, bạn cần vệ sinh sạch sẽ ba bộ phận này.

Nếu tai bé chảy mủ, hãy dùng bông tăm lau nhẹ nhàng, tránh lau quá sâu. Tuyệt đối bạn không được dùng bông nút kín để chặn nước mủ, khiến bệnh bé càng nặng hơn.

Hàng ngày, hãy ngâm ấm nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ hàng ngày. Điều này giúp bé không bị cảm lạnh khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi.

Ba mẹ cũng cần rơ lưỡi và vệ sinh miệng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh.

Thường xuyên vệ sinh tai - mũi - họng cho bé

Chế độ ăn uống hợp lý

Đối với trẻ viêm tai giữa, ba mẹ cần cho bé ăn uống theo chế độ khoa học, hợp lý. Khi bị viêm tai giữa, bé có thể cảm thấy khó chịu, quấy khóc, người uể oải, mệt mỏi. Do đó, ba mẹ nên thêm nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn của bé. Khuyến khích nên chia thành nhiều bữa trong ngày.

Ba mẹ cũng đừng quên cho bé uống nước lọc kèm với nước hoa quả. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cần tăng lượng sữa bé bú hàng ngày.

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

Ba mẹ không tự ý cho bé uống thuốc nằm ngoài đơn thuốc bác sĩ kê. Hãy chỉ cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Khi bé bị sốt, ba mẹ hãy chườm khăn ấm để bé mau hạ sốt. Ba mẹ cho bé mặc quần áo thoáng mát, nằm nghỉ ở nơi mát. Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C hoặc tỏ ra khó chịu, ba mẹ cần đưa bé đi bệnh viện khám ngay lập tức.

Leave a reply