Vào dịp hè nắng nóng, bơi lội chính là môn thể thao được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên bơi lội cũng tiềm tàng nhiều căn bệnh, đặc biệt liên quan đến các bệnh về da và tai nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Trẻ em rất dễ bị mắc viêm tai ngoài, nhất là trẻ em ở vùng nông thôn hay đi tắm sông, ao do nguồn nước không sạch và đảm bảo.

Ngày 05/07/2019 vừa qua, Phòng khám Quốc tế Quang Thanh tiếp nhận một bệnh nhi nam 10 tuổi ở xã Quang Trung, huyện An Lão, Tp Hải Phòng trong tình trạng bị đau tai phải sau khi tắm sông. Trong quá trình khám và nội soi tai, hình ảnh ống tai ngoài bên phải xung huyết, chít hẹp, đọng nhiều dịch rỉ viêm che kín màng nhĩ. Bệnh nhân được bác sỹ chẩn đoán: Viêm ống tai ngoài bên phải. Bệnh nhân được chỉ định làm thuốc tai 03 ngày liên tiếp ,nhỏ tai, dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và dặn dò bệnh nhân tránh nước vào tai. Đến ngày 07/08 bệnh nhân đến làm thuốc tai theo hẹn thấy không đau, nội soi ống tai ngoài bớt xung huyết, đã lấy sạch dịch rỉ viêm, tình trạng tốt, bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc và theo dõi. Vì vậy, mọi người chú ý, nếu thấy bất thường như đau tai, chảy dịch tai, ù tai… nên đi khám sớm, điều trị kịp thời tránh biến chứng.

So với viêm tai giữa, viêm tai ngoài thường gặp và ít trầm trọng hơn. Tuy nhiên, bệnh có thể làm bạn khó chịu vì cảm giác ngứa, đau hoặc chảy mủ tai. Nếu viêm tai ngoài không điều trị kịp thời có thể lan đến viêm tai giữa và ảnh hưởng đến thính lực. 

Viêm ống tai ngoài

 

Tai bình thường

1.Bệnh viêm tai ngoài là gì?

Viêm tai ngoài hay còn gọi là viêm khoang tai ngoài. Đây là nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai, thường là do vi khuẩn hoặc trong một số trường hợp hiếm có thể do nấm. Khoang tai bao gồm từ màng nhĩ đến phần bên ngoài tai. Viêm tai ngoài thường xuất hiện vài ngày sau khi bạn đi bơi và có thể cấp tính hoặc mạn tính.

2.Những dấu hiệu và triệu chứng viêm tai ngoài là gì?

2.1.Các dấu hiệu viêm tai ngoài bao gồm:

-Đau tai và đau nhiều hơn khi kéo dài dái tai hoặc khi ấn vào tai.

-Ngứa trong tai.

-Sốt nhẹ( thỉnh thoảng)

– Mủ chảy ra từ trong tai.

– Ù tai

– Mất hoặc giảm thính lực tạm thời.

– Đôi khi có cục u hoặc mụn nhọt nhỏ gây đau trong khoang tai. Những nhọt này có thể gây đau đớn dữ dội. Nếu chúng vỡ ra, một lượng nhỏ máu hoặc mủ có thể chảy ra từ trong tai.

2.2.Nguyên nhân gây bệnh:

Bơi lội trong nước không sạch có thể dẫn đến viêm khoang tai ngoài. Thông thường, Pseudomonas và các vi khuẩn khác sinh sống trong nước có thể gây nhiễm trùng tai. Trong một số trường hợp hiếm, nhiễm trùng có thể gây ra bởi một số loại nấm.

2.3.Các nguyên nhân khác gây viêm tai ngoài bao gồm:

-Đeo tai nghe không sạch.

-Dụng cụ ngoáy tai không đảm bảo vệ sinh.

-Dùng ngón tay gãi tai hoặc bên trong tai.

-Có vật lạ mắc kẹt trong tai.

-Làm sạch ống tai quá mạnh bằng tăm bông hoặc các vật nhỏ có thể làm tổn thương da.

2.4.Những nguyên nhân gây viêm tai ngoài mạn tính bao gồm:

_ Dị ứng với một vật gì đó trong tai

_ Các bệnh về da mãn tính như bệnh chàm hoặc bệnh vảy nến.

3. Nguy cơ mắc phải:

Bệnh viêm tai ngoài khá phổ biến ở những người hay bơi lội. Ngoài ra,người bị tiểu đường, dị ứng da và những ai có tai không tạo đủ ráy tai đều dễ mắc viêm tai ngoài hơn. Bạn có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm ống tai ngoài:

-Đi bơi thường xuyên

-Bơi trong nước có lượng vi khuẩn cao

-Ống tai hẹp, ví dụ như ở trẻ em sẽ dễ dàng giữ lại nước trong tai làm nguy cơ nhiễm trùng tăng cao

-Làm sạch quá mức ống tai với tăm bông hoặc các vật dụng khác

-Sử dụng nhiều các thiết bị như tai nghe hoặc máy trợ thính

-Dị ứng hoặc kích thích da do trang sức, keo xịt tóc hoặc thuốc nhuộm tóc.

4. Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm tai ngoài???

=>Bạn nên có chế độ sinh hoạt phù hợp để giảm thiểu viêm tai ngoài như sau:

– Tránh để nước vào tai bằng cách đeo nút bịt lỗ tai hoặc mũ bơi khi đi bơi.

– Tắm, gội đầu tránh nước hay dầu gội đầu, xà bông… vào tai.

– Nếu bất thường như đau tai, ù tai, khó nghe… phải đến bác sỹ tai mũi họng khám ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời. Nếu nguyên nhân gây viêm tai ngoài rõ ràng như tắm hồ bơi hoặc dùng dụng cụ vệ sinh không đảm bảo, đeo tai nghe nhiều, dị ứng,… thì bạn nên tránh các hoạt động này.

– Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn. Làm thuốc tai liên tục từ 5-7 ngày,

– Vệ sinh tai định kì 1-2 tháng 1 lần tại bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng. Tránh lấy ráy tai ở các hiệu cắt tóc, gội đầu vì rất dễ lây nấm.

Leave a reply